Quy trình thực hiện phục hình tháo lắp

Theo dõi trên: Google New
Nghe đọc:
 
4.7/5 - (12 bình chọn)

Phục hình tháo lắp là phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng bị mất hiệu quả, thích hợp với người lớn tuổi. Phương pháp này được đánh giá cao vì sự tiện lợi và quá trình thực hiện rất đơn giản. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Quy trình thực hiện phục hình tháo lắp

Quy trình thực hiện phục hình tháo lắp tại Nha Khoa Đăng Lưu gồm các bước sau:

Bước 1: Trước tiên, nha sĩ sẽ lấy dấu và gửi đến cho các kỹ thuật viên phục hình răng làm hàm sơ khởi bằng sáp và đúc khung kim loại đối với tháo lắp bán phần, còn với tháo lắp toàn phần hàm sáp.

Bước 2: Bệnh nhân sẽ đến gặp nha sĩ kiểm tra lấy tầm cắn, khớp cắn để lên răng.

Bước 3: Bệnh nhân đến để thử răng, nha sĩ sẽ chỉnh lại cho đúng khớp cắn và gửi về labo để hoàn tất hàm.

Bước 4: Cuối cùng, bệnh nhân đến lắp răng.

Quá trình thực hiện phục hình tháo lắp toàn hàm thường kéo dài hơn và phức tạp hơn so với tháo lắp hàm bán phần.

Hàm giả mới luôn cần một thời gian thích nghi: bệnh nhân phải tập làm quen với vị trí các răng và nướu mới, khi mới mang hàm sẽ có cảm giác hơi vướng, nói ngọng, tăng tiết nước bọt,…Sau vài giờ hoặc vài ngày, bệnh nhân sẽ từ từ nói chuyện bình thường, sau vài ngày hoặc vài tuần ăn uống sẽ quen dần, nên bắt đầu với các loại thức ăn mềm, nếu khi ăn nhai có cộm nên đến bác sĩ để chỉnh cộm.

 Quy trình thực hiện phục hình tháo lắp an toàn hiệu quả 1
Quy trình thực hiện phục hình tháo lắp

Cách vệ sinh và bảo quản hàm tháo lắp

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Tiến: Hàm giả sẽ tồn tại rất lâu nếu được bảo quản tốt, hàm giả bị rớt, va chạm mạnh có thể bị biến dạng. Hàm giả tháo lắp cần được tháo ra và chải rửa sạch sẽ mỗi ngày với kem đánh răng hoặc dung dịch chải rửa chuyên dùng. Không nên dùng các loại dung dịch rửa, kem đánh răng có chất mài mòn, bàn chải cứng,…

- Bệnh nhân khi không mang hàm nên ngâm hàm trong nước thường hoặc các dung dịch ngâm hàm sát khuẩn, không nên sát khuẩn bằng cách ngâm hàm trong nước quá nóng sẽ làm biến dạng hàm.

- Hàm giả nên được tháo ra ban đêm để cho các mô nướu thư giãn không bị đè ép, tạo điều kiện tốt cho hệ thống tự chải rửa của lưỡi và nước bọt.

 Quy trình thực hiện phục hình tháo lắp an toàn hiệu quả 2
Bảo quản hàm tháo lắp đúng cách*

Ngay cả khi mang hàm giả, xương hàm vẫn sẽ tiếp tục thay đổi theo thời gian, do đó sau một thời gian mang hàm có thể sẽ lỏng và cần đệm hàm. Do vậy, bạn nên đến nha sĩ định kỳ để kiểm tra các răng nướu thật, kiểm tra hàm giả và sửa chữa nếu cần.

Với những chia sẻ trên đây, mong rằng đã giúp bạn có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm chăm sóc răng miệng tốt hơn. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn và giải đáp nhé!

Bài viết liên quan:

GIÚP BẠN TÌM LẠI NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, TỰ TIN
LÀ SỨ MỆNH HÀNG ĐẦU CỦA NHA KHOA ĐĂNG LƯU

Tự hào là hệ thống nha khoa uy tín hơn 20+ năm thành lập với hàng ngàn nụ cười được kiến tạo thành công.

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - DL