Quy trình trám răng sâu thực hiện như thế nào? Mất bao lâu?

Lượt xem: 1637
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Quy trình trám răng sâu diễn ra như thế nào? Trên thực tế, muốn có vết trám đẹp, bác sĩ nha khoa phải thực hiện trám răng theo quy trình đạt chuẩn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình hàn trám răng sâu. Từ đó lựa chọn phương pháp và chất trám răng hiệu quả, nhanh chóng sở hữu hàm răng đều đẹp dài lâu.

Trám răng là hình thức khắc phục nhanh tình trạng răng sâu tạo lỗ hổng, khiến thức ăn dễ mắc vào, lâu ngày xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Chất trám răng bịt kín lỗ sâu, cải thiện chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của hàm răng. Vậy quy trình trám răng mất bao lâu? Lưu ý gì sau khi hàn trám răng sâu? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể ở bài viết này.

các bước trám răng sâu
Các bước trám răng sâu*

Một số vật liệu trám răng được áp dụng phổ biến

Trám răng không phải chỉ sử dụng duy nhất một vật liệu trám mà tùy vào từng trường hợp cũng như nhu cầu của bệnh nhân, bác sĩ tư vấn chất trám phù hợp. Dưới đây bài viết sẽ liệt kê cho bạn các chất trám răng được sử dụng phổ biến hiện nay.

Chất trám “truyền thống” Amalgam

Chất trám xuất hiện đầu tiên và ứng dụng rộng rãi vào thập niên 90 phải kể đến đó là Amalgam. So với các chất trám hiện nay thì Amalgam được xếp vào loại rẻ nhất với tính bền chắc cao. Song, Amalgam cũng có hạn chế lớn khi vết trám lộ rõ trên răng, không đạt yêu cầu về thẩm mỹ.

Sự chú trọng về mức độ an toàn đối với vật liệu nha khoa ngày càng cao. Khiến cho Amalgam không còn được ưa chuộng, bởi lẽ ngoài việc chứa nhiều kim loại chúng còn có hàm lượng thủy ngân đáng kể. Dù đã được tính toán kỹ lưỡng về tỷ lệ xuất hiện thủy ngân có trong Amalgam, tuy nhiên nhiều người vẫn đắn đo và quyết định không sử dụng vật liệu này.

Chất trám Composite

Một chất trám thay thế cho Amalgam mà nhiều người đánh giá cao đó là Composite. Khắc phục được hạn chế của Amalgam về tính thẩm mỹ, Composite có màu trắng ngà, đắp lên răng và tạo hình sẽ gần giống với răng tự nhiên. Độ bền duy trì nếu được chăm sóc đúng cách có thể kéo dài từ 5 - 10 năm.

Để biết rõ hơn về chất trám răng Composite bạn hãy tham khảo bài viết: Trám răng Composite là gì?

Chất trám bằng sứ (Inlay/Onlay)

Sử dụng vật liệu sứ để trám răng cũng là kỹ thuật nha khoa phổ biến phù hợp với trường hợp răng sứt mẻ lớn do tác động của ngoại lực hoặc sâu răng nặng. Chất trám bằng sứ có ưu điểm chống bám bẩn tốt, chịu được áp lực về sự ăn mòn trong khoang miệng. Tuy giá thành cao hơn một chút nhưng độ bền chắc nổi trội hơn so với hai chất trám được kể ở trên.

trám răng như thế nào
Trám răng như thế nào?*

Chất trám kim loại quý

Chất trám kim loại quý vẫn có người sử dụng, những khách hàng “có điều kiện” sẵn sàng chi nhiều tiền để vết trám trở nên “đẳng cấp” hơn. Đa số người ta chọn vàng để đắp lên răng thể hiện sự sang trọng. Kim loại này cũng ít bị mài mòn hơn so với các chất trám khác. Hạn chế lớn nhất của phương pháp trám răng kim loại quý là ít nha khoa chịu thực hiện.

Quy trình trám răng sâu đạt chuẩn

Bạn đã biết đặc điểm của từng loại chất trám được sử dụng nhiều hiện nay rồi. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về quy trình trám răng đạt chuẩn. Dựa vào tính chất của mỗi loại chất trám chia làm hai cách trám răng đó là trực tiếp (áp dụng cho amalgam, composite, kim loại quý) và gián tiếp (Inlay/onlay).

Các bước trám răng trực tiếp

Thực chất quy trình trám răng bằng composite, amalgam, kim loại quý thực hiện khá đơn giản, áp dụng được cho nhiều loại răng.

các bước trám răng bằng composite
Các bước trám răng bằng composite*
  • Bước 1: Bạn đến gặp trực tiếp bác sĩ điều trị để kiểm tra tổng quát, đưa ra nhận xét về răng cần trám. Trao đổi về chất trám được sử dụng, xác định kích thước vùng trám,... để quá trình hàn răng diễn ra nhanh chóng.
  • Bước 2: Bác sĩ vệ sinh răng miệng, gây tê cục bộ, loại bỏ hết phần mô răng bị sâu bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng đã vô trùng theo tiêu chuẩn của Bộ y tế.
  • Bước 3: Hoàn tất xong bước xử lý lỗ răng sâu, bác sĩ sẽ đắp chất trám răng như tư vấn ban đầu vào vùng răng cần trám. Lúc này chất trám còn ở dạng lỏng, bác sĩ chiếu đèn laser để chúng đông cứng hoàn toàn.
  • Bước 4: Khi vết trám đã đông cứng, bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh lại vết trám để chúng không bị gồ ghề, cộm cấn trong khoang miệng. Khi bề mặt răng trở nên nhẵn bóng, răng được tạo hình có tính thẩm mỹ cao bác sĩ sẽ dặn dò bạn về việc vệ sinh chăm sóc răng miệng để bảo vệ lớp trám lâu dài.

Tổng thời gian cho quy trình hàn răng sâu trực tiếp không quá lâu, chỉ nằm trong khoảng 25 - 30 phút tùy vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân.

Các bước trám răng Inlay/Onlay

Khác với chất trám Composite đắp trực tiếp vào vùng răng bị tổn thương. Phương pháp trám răng Inlay/Onlay sẽ thiết kế miếng trám bên ngoài rồi mới đắp vào răng, cụ thể là:

Các bước trám răng Inlay Onlay
Các bước trám răng Inlay Onlay*
  • Bước 1: Bạn vẫn phải đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra những chiếc răng bị tổn thương. Dựa vào tình hình thực tế bác sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị phù hợp, hạn chế xảy ra sai sót hay biến chứng về sau.
  • Bước 2: Bác sĩ gây tê khu vực cần trám, thực hiện vệ sinh sạch sẽ răng miệng, loại bỏ hết các mảng bám dư thừa còn đọng lại trên răng và xử lý ổ sâu răng cẩn thận.
  • Bước 3: Lấy dấu mẫu hàm gửi cho kỹ thuật viên chế tạo miếng trám đúng theo hình dạng, kích thước lỗ sâu. Sau khoảng vài ngày thì miếng trám được chế tác xong, bệnh nhân quay lại phòng khám để gắn miếng trám răng.
  • Bước 4: Bác sĩ dùng miếng trám đã thiết kế sẵn đắp vào chiếc răng bị tổn thương để chúng khít sát nhau, phục hình lại chiếc răng nguyên vẹn như ban đầu.

Đối với quá trình hàn răng này bạn cần phải đến phòng khám nha khoa hai lần, mỗi lần mất khoảng 45 phút - 1 giờ đồng hồ.

Miếng trám răng có thể tồn tại bao lâu?

Thông thường miếng trám răng sâu sẽ có tuổi thọ từ 3 - 10 năm tùy vào vật liệu trám, chế độ vệ sinh răng miệng cũng như tay nghề bác sĩ thực hiện. Nếu bạn lựa chọn nha khoa uy tín và chọn chất trám răng phù hợp sẽ giữ được miếng trám lâu hơn.

Khi đến Nha Khoa Đăng Lưu bệnh nhân sẽ được thăm khám, kiểm tra kỹ càng và tư vấn phương pháp trám răng thích hợp. Từ đó mang lại hiệu quả dài lâu, sở hữu hàm răng đều đẹp, chắc khỏe, hạn chế tình trạng bong tróc miếng trám.

Một vài vấn đề thường gặp sau trám răng và cách xử lý

Dù có quy trình rõ ràng, nhưng sau khi trám răng có thể xảy ra một vài vấn đề không mong muốn như sau:

Răng trở nên nhạy cảm và ê buốt, đau nhức hơn

Trám răng xong, vẫn có trường hợp răng trở nên nhạy cảm, khi ăn uống xuất hiện cảm giác răng ê buốt. Triệu chứng này sẽ kết thúc sau vài tuần nên bạn không nhất thiết phải dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy đau nhức nhiều, thì có thể vết trám có vấn đề, để hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.

Dị ứng với chất trám răng

Một số người vốn dĩ có cơ địa nhạy cảm nên dễ gặp tình trạng dị ứng sau khi đắp chất trám răng vào. Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kim loại hoặc bất kỳ chất nào hãy trao đổi với bác sĩ trước khi trám răng. Triệu chứng cơ thể phản ứng với chất trám ví dụ như phát ban, ngứa, khó chịu,... đều cần phải xử lý ngay để tránh trường hợp ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn hãy đến phòng khám kiểm tra, nếu đúng là bạn bị dị ứng bác sĩ lập tức tháo miếng trám cũ, tìm phương án điều trị riêng cho bạn.

Bong tróc miếng trám

Miếng trám chịu áp lực quá lớn từ hoạt động ăn nhai sẽ khiến chúng bị bong ra. Nếu bạn không để ý vi khuẩn tràn vào lỗ sâu, tấn công cấu trúc răng gây viêm nhiễm. Cách xử lý tối ưu cho vấn đề này đó là đến gặp bác sĩ kiểm tra, trám răng lần 2.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi trám răng

Như đã nói, muốn tăng độ bền chắc cho miếng trám răng thì bạn cần phải có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chế độ chăm sóc răng miệng cụ thể để bạn bảo vệ miếng trám dài lâu.

Chăm sóc răng miệng sau khi trám răng
Chăm sóc răng miệng sau khi trám răng*
  • Trám răng xong, từ phòng khám về nhà trong 2 giờ đầu bệnh nhân không nên ăn uống gì. Nếu quá khát nước hãy sử dụng ống hút để uống, không tác động vào vùng răng mới trám.
  • Lớp trám ổn định, bạn ăn uống lại được nhưng bữa ăn đầu tiên nên tránh thực phẩm cứng dai. Lúc này lựa chọn cháo, súp, đồ ăn dễ nuốt là phù hợp nhất.
  • Nếu bạn cảm thấy răng mình có dấu hiệu hơi ê buốt thì hạn chế tiêu thụ thực phẩm nóng, lạnh.
  • Bạn không nên dùng lực cắn xé nhiều tại vị trí răng mới trám vì tạo áp lực lên răng quá lớn sẽ làm cho lớp trám bong tróc ra. Hãy chia đều lực cho toàn hàm, không nên tập trung vào một chỗ.
  • Những người có thói quen nghiến răng hãy cố gắng khắc phục bằng những biện pháp mà bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó cũng cần loại bỏ những hành động xấu như dùng răng mở nắp bia, cắn xé bao bì thực phẩm, cắn móng tay,...
  • Bạn nên dùng bàn chải đánh răng có lông mềm, hoặc sử dụng bàn chải điện với lực rung vừa phải tránh làm mòn men răng và ảnh hưởng tới vết trám. Nếu có thể hãy sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước để lấy hết thức ăn thừa đọng lại ở kẽ răng.
  • Không nên sử dụng thực phẩm đậm màu thường xuyên vì miếng trám dễ bám màu, nếu bị ố vàng không thể tẩy trắng được.
  • Kiểm tra răng miệng định kỳ là điều cần thiết để phát hiện xem răng trám có gặp vấn đề gì hay không và tìm hướng xử lý nhanh chóng.
Răng bị xỉn màu, ố vàng khiến bệnh nhân "đau đầu" tìm cách giải quyết, tham khảo phương pháp tẩy trắng răng mới ở bài viết: Tẩy trắng răng laser whitening

Quy trình trám răng đã được cung cấp cụ thể trong bài viết này để bạn tham khảo. Nha Khoa Đăng Lưu tự hào khi trám răng thành công cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề về răng miệng nào hãy đến gặp bác sĩ của chúng tôi để thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng sở hữu hàm răng đều đẹp, nụ cười rạng rỡ.