Thuốc bôi chữa viêm nha chu loại nào tốt và an toàn?

Theo dõi trên: Google New
Nghe đọc:
 
4.7/5 - (35 bình chọn)

Thuốc bôi chữa viêm nha chu cần phải đáp ứng được các yếu tố như lành tính với sức khỏe, có khả năng ức chế vi khuẩn,... Những bệnh nhân bị viêm nha chu thường cảm thấy đau nhức, gặp khó khăn khi ăn uống. Cho nên, việc tìm kiếm các loại thuốc bôi để đẩy lùi căn bệnh này là điều cần thiết. Chúng tôi có gợi ý cho bạn các loại thuốc bôi điều trị viêm nha chu hiệu quả ở bài viết này. Bạn hãy tham khảo công dụng và giá cả của từng sản phẩm để đưa ra lựa chọn thích hợp nhé!

Bất kỳ bệnh lý nào xuất hiện trong khoang miệng cũng cần phải điều trị sớm. Bởi vì răng miệng là bộ phận tiếp xúc với thức ăn thường xuyên. Đảm nhận nhiệm vụ nhai thức ăn, nuôi sống cơ thể. Nếu khoang miệng bị đau, hoạt động ăn nhai bị giảm sút, gây ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân. Chính vì thế người bị viêm nha chu cần dùng thuốc điều trị sớm, để răng miệng luôn trong trạng thái khỏe mạnh.

Thuốc bôi chữa viêm nha chu loại nào tốt và an toàn? 1
Thuốc bôi chữa viêm nha chu*

Viêm nha chu là bệnh gì?

Viêm nha chu là hiện tượng phần nướu sưng đỏ, viêm nhiễm, gây đau nhức. Bệnh này nghiêm trọng, bạn không nên chủ quan vì nó ảnh hưởng trực tiếp lên mô mềm xung quanh răng. Bệnh viêm nha chu bắt nguồn từ việc không điều trị kịp thời bệnh viêm nướu. Tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ phá hủy mô nâng đỡ răng. Thậm chí còn tấn công vào xương hàm, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cơ thể.

Người bị viêm nha chu thường sẽ cảm thấy đau nhức nhiều, có triệu chứng hôi miệng. Bệnh nhân mắc bệnh viêm nha chu trong thời gian dài, đã chuyển sang giai đoạn nặng thì răng có thể bị lung lay hoặc rụng sớm. Đó là lý do bác sĩ khuyên bệnh nhân nếu bị sưng nướu, đau nhức, nghi ngờ bị viêm nha chu phải điều trị sớm. Nếu chần chừ không xử lý vùng viêm nhiễm trên răng thì sức khỏe răng miệng sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.

Thuốc bôi chữa viêm nha chu loại nào tốt và an toàn? 2
Viêm nha chu là bệnh gì*

Thuốc bôi chữa viêm nha chu tốt, an toàn

Muốn điều trị bệnh viêm nha chu bệnh nhân phải sử dụng thuốc, chúng tôi gợi ý cho bạn các loại thuốc bôi chữa viêm nha chu hiệu quả, an toàn trong phần dưới đây. Bạn cùng theo dõi để tìm được loại thuốc thích hợp với tình trạng răng miệng của bản thân, nhằm đẩy lùi bệnh viêm nha chu. Từ đó có được khoang miệng khỏe mạnh, tránh nguy cơ sưng nướu và rụng răng sớm.

Thuốc bôi PerioKin

Thuốc bôi PerioKin là một sản phẩm dùng bôi ngoài da để điều trị tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng. Với những bệnh nhân bị viêm nha chu, chất gel này sẽ làm dịu cơn đau. Nó thẩm thấu vào lớp niêm mạc nướu, tác động lên khu vực bị viêm, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Cách sử dụng thuốc PerioKin đơn giản, bạn chỉ cần thoa trực tiếp chất gel lên khu vực bị viêm. Mỗi ngày bạn thoa 2 - 3 lần, sử dụng tăm bông lấy thuốc cẩn thận. Bạn thực hiện như thế tầm 7 - 10 ngày, kết hợp với chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ đẩy lùi được bệnh viêm nha chu.

Thuốc bôi chữa viêm nha chu loại nào tốt và an toàn? 3
Thuốc bôi PerioKin*

Điểm nổi bật của sản phẩm này đó là sử dụng đơn giản, đem đến hiệu quả cao trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa viêm nha chu tái phát. Tuy nhiên, sản phẩm cũng có nhược điểm là không phù hợp với bệnh nhân bị dị ứng với Chlorhexidine.

Thuốc bôi ngoài da PerioKin có giá thành khoảng: 120.000 VNĐ/ 1 tuýp

Thuốc Emofluor Gel chữa viêm nha chu

Thêm một loại thuốc nữa chứa các thành phần có khả năng làm ức chế vi khuẩn, hỗ trợ giảm sưng đau, điều trị bệnh viêm nha chu hiệu quả là Emofluor Gel. Sản phẩm có chứa nhiều hoạt chất khác nhau như: Aqua, Phosphor colamine,... kết hợp theo đúng tỷ lệ nên an toàn với sức khỏe con người.

Bạn sử dụng Emofluor Gel bôi bên ngoài da, tại khu vực xuất hiện viêm nha chu. Nhưng trước hết bạn phải đánh răng sạch sẽ, rồi dùng nước súc miệng loại bỏ hết tạp chất trong khoang miệng. Bạn sử dụng một lượng gel vừa đủ và bôi lên vùng bị viêm. Bạn cứ giữ thuốc như thế mà không cần phải súc miệng khi bôi thuốc. Tuy nhiên, chú ý để thuốc dính lại ở vị trí bị viêm, tránh nuốt thuốc. Bạn thoa thuốc vào khu vực bị viêm nhiễm khoảng 3 - 4 lần mỗi ngày. Thực hiện như thế tầm 1 tuần sẽ thấy vết thương lành lại, tình trạng sưng nướu giảm bớt.

Thuốc bôi chữa viêm nha chu loại nào tốt và an toàn? 4
Thuốc Emofluor Gel chữa viêm nha chu*

Thuốc Emofluor Gel không chỉ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn mà còn có chức năng bảo vệ răng nướu của bạn. Với những người bị mòn chân răng, chảy máu, xuất hiện mủ chân răng cũng có thể dùng gel bôi bên ngoài. Hạn chế của sản phẩm này đó là có giá thành cao, bệnh nhân phải chú ý thận trọng khi sử dụng, tránh nuốt phải thuốc.

Sản phẩm thuốc Emofluor Gel đang được bán với giá là 170.000 - 200.000 VNĐ.

Thuốc Metrogyl Denta

Khi nói tới sản phẩm thuốc bôi bên ngoài được các dược sĩ khuyên dùng cho người bị viêm nha chu thì phải kể đến thuốc Metrogyl Denta. Đây là sự kết hợp của các chất có khả năng diệt khuẩn tốt như Chlorhexidine Gluconate Solution BP (20%) và Metronidazole Benzoate BP. Chất này thẩm thấu vào da, đẩy lùi tình trạng sưng viêm, giúp vết thương hở trong khoang miệng của bạn sớm lành lại.

Thuốc bôi chữa viêm nha chu loại nào tốt và an toàn? 5
Thuốc Metrogyl Denta*

Mỗi ngày, bạn vệ sinh răng miệng xong hãy sử dụng một ít thuốc Metrogyl Denta thoa lên vùng bị sưng. Bạn dùng thuốc này 2 lần/ ngày, sử dụng liên tục trong 7 - 10 ngày. Với công dụng sát khuẩn cao nên những ổ vi khuẩn trong nướu được loại bỏ nhanh chóng. Đây được xem là loại thuốc bình dân, phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng. Tuy nhiên sản phẩm có thể gây khô miệng, với những ai bị dị ứng với các thành phần của thuốc cần thận trọng hơn.

Thuốc Metrogyl Denta được bán tại hiệu thuốc với giá là: 35.000 - 40.000 VNĐ.

>> ĐỂ LOẠI BỎ MẢNG BÁM CỨNG ĐẦU TRÊN RĂNG, BẠN CẦN ĐI CẠO VÔI RĂNG ĐỊNH KỲ Ở NHA KHOA

Thuốc Dentosmin P

Thêm một loại thuốc bôi chữa viêm nha chu dạng gel có chứa thành phần Chlorhexidine nữa đó là thuốc Dentosmin P. Theo đánh giá của người đã từng sử dụng sản phẩm thì vết thương hở trong khoang miệng sẽ lành lại sau vài lần dùng thuốc. Bởi Dentosmin P có khả năng giảm thiểu tổn thương, ức chế vi khuẩn và giảm sưng đau hiệu quả.

Muốn thuốc phát huy được công dụng thì bệnh nhân phải đánh răng, súc miệng sạch sẽ trước. Rồi sau đó dùng tăm bông lấy gel thoa trực tiếp vào khu vực bị viêm nha chu. Bạn dùng thuốc 2 - 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu. Khi dùng thuốc này, bạn hãy đọc kỹ bảng thành phần, người nào bị dị ứng với Dentosmin P thì không nên sử dụng.

Điểm hạn chế của sản phẩm đó là giá thành cao hơn một vài gel bôi ngoài da khác. Giá thành của một tuýp thuốc Dentosmin P dao động từ 180.000 - 200.000 VNĐ.

Thuốc bôi chữa viêm nha chu loại nào tốt và an toàn? 6
Thuốc chữa viêm nha chu Dentosmin P*

Thuốc Kamistad-Gel N

Thuốc bôi chữa viêm nha chu Kamistad-Gel N chứa hai chất lidocaine và chamomile, kết hợp với tỷ lệ vừa phải có khả năng giảm đau tức thì. Ngoài ra, sản phẩm còn đẩy lùi tình trạng sưng viêm do vi khuẩn gây ra. Người bị viêm nha chu khi sử dụng thuốc thường xuyên sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm đau nhức và khó chịu trong khoang miệng.

Bạn sử dụng Kamistad-Gel N để thoa lên vùng bị viêm, giữ cho thuốc tồn tại ở khu vực này và tránh nuốt phải thuốc. Để đạt được hiệu quả chữa trị cao, bạn cần đến nha khoa, tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và tần suất sử dụng thuốc. Kamistad-Gel N với đặc tính kháng viêm hiệu quả nên bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu sau khi sử dụng, không bị đau rát mỗi lần bôi thuốc.

Thuốc bôi chữa viêm nha chu loại nào tốt và an toàn? 7
Thuốc Kamistad-Gel N*

Ngoài những ưu điểm trên thì Kamistad-Gel N cũng có một vài nhược điểm đó là có thể gây tê ở khu vực vừa mới bôi thuốc. Không phù hợp với người bị dị ứng với lidocaine và chamomile. Thuốc này chỉ giải quyết được bệnh viêm nha chu ở mức độ nhẹ, trong thời gian ngắn. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc, tránh dùng lâu sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Giá của thuốc Kamistad-Gel N hiện nay là: 40.000 VNĐ.

>> RĂNG Ê BUỐT KHIẾN BẠN ĂN UỐNG KHÔNG NGON MIỆNG? TÌM HIỂU: CÁCH ĐIỀU TRỊ RĂNG Ê BUỐT

Sử dụng thuốc bôi viêm nha chu cần chú ý điều gì?

Muốn sử dụng thuốc bôi chữa viêm nha chu hiệu quả bạn cần chú ý những vấn đề dưới đây:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi dùng thuốc

Để thuốc phát huy được công dụng tối đa thì bạn cần phải tạo ra không gian sạch sẽ giúp chúng thẩm thấu vào da nhanh hơn. Bạn đánh răng, súc miệng, loại bỏ thức ăn thừa trước khi thoa thuốc. Đảm bảo vi khuẩn không tấn công vào vết thương, thuốc bôi phát huy tốt tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm.

Dùng thuốc đúng liều lượng

Dùng quá nhiều thuốc bôi lên vị trí bị viêm không phải là cách tốt để điều trị bệnh viêm nha chu. Bạn cần phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc, hãy bôi thuốc theo liều lượng thích hợp. Mỗi ngày, bạn bôi thuốc 2 - 3 lần, dùng thường xuyên để đẩy lùi bệnh viêm nha chu.

Thuốc bôi chữa viêm nha chu loại nào tốt và an toàn? 8
Dùng thuốc đúng liều lượng*

Thoa thuốc lên vết thương và tránh ăn uống sau khi dùng thuốc

Bạn dùng một chiếc tăm bông sạch, lấy một lượng thuốc bôi vừa đủ và trải đều lên vết thương. Bạn đừng dùng nhiều thuốc vì gây lãng phí, cũng như dễ làm kích ứng nướu. Thoa thuốc xong, bạn đừng ăn uống ngay, mà hãy đợi 30 phút để thuốc có thời gian thẩm thấu vào niêm mạc, xử lý vùng bị viêm nhiễm. Nếu bạn ăn uống ngay lúc đó, thuốc và thức ăn tiếp xúc với nhau sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân hãy chú ý đến sức khỏe của bản thân. Nếu cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, ngứa ngáy, nóng rát, sưng đau,... thì dùng bông sạch lau hết thuốc và ngưng sử dụng thuốc. Bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn vì rất có thể bạn bị kích ứng với thuốc bôi.

Tránh để thuốc dính vào mắt

Các loại thuốc bôi mà bài viết cung cấp chỉ sử dụng ngoài da, trong quá trình bôi thuốc không nên để chúng dính vào mắt. Nếu như sơ ý để thuốc rơi vào mắt bạn cần làm sạch với nước nhiều lần. Hoặc cảm thấy tình hình không ổn, mắt có dấu hiệu bị mờ phải thông báo với bác sĩ ngay.

Thuốc bôi chữa viêm nha chu loại nào tốt và an toàn? 9
Tránh để thuốc dính vào mắt*

Không lạm dụng thuốc bôi

Các sản phẩm thuốc bôi ngoài da chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu như bạn bị viêm nha chu nặng có thể phải uống thuốc kháng sinh. Bạn đừng lạm dụng nhiều thuốc bôi vượt quá liều lượng cho phép có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc bôi chữa viêm nha chu hiệu quả đã được Nha Khoa Đăng Lưu giới thiệu đến bạn. Người bị viêm nha chu không nên chủ quan, nếu cảm thấy đau nhức nhiều hãy đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra. Tránh để vi khuẩn từ vùng bị viêm nhiễm lây lan sang những khu vực khác, làm ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân.

Mỹ Hạnh.

GIÚP BẠN TÌM LẠI NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, TỰ TIN
LÀ SỨ MỆNH HÀNG ĐẦU CỦA NHA KHOA ĐĂNG LƯU

Tự hào là hệ thống nha khoa uy tín hơn 20+ năm thành lập với hàng ngàn nụ cười được kiến tạo thành công.

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - DL