Tưa lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Theo dõi trên: Google New
Nghe đọc:
 
4.4/5 - (10 bình chọn)

Tưa lưỡi (tưa miệng) hay xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh, nhưng không có nghĩa người lớn không mắc bệnh này. Sở dĩ bệnh tưa miệng trở nên phổ biến vì nó bắt nguồn từ một loại nấm và virus gây bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tưa miệng. Đồng thời cũng tham khảo cách điều trị bệnh hiệu quả, tránh nguy cơ bị lở loét trong khoang miệng.

Lưỡi giữ nhiệm vụ phân biệt mùi vị của thức ăn và hỗ trợ các hoạt động ăn nhai. Cho nên, khi nó mắc bất kỳ bệnh lý nào cũng sẽ để lại nhiều hệ lụy ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Đặc biệt, người bị tưa lưỡi lâu ngày có thể gây đau đớn, khó chịu khi ăn nhai. Cho nên phải tìm cách điều trị dứt điểm bệnh lý này, trả lại một khoang miệng khỏe mạnh.

Tưa lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 1
Bệnh tưa miệng và cách điều trị*

Tưa lưỡi là gì?

Tưa lưỡi không phải bệnh hiếm gặp, đây là bệnh lý liên quan đến sức khỏe răng miệng. Nó còn có một tên gọi khác là nấm miệng, xuất phát từ loại nấm có tên Candida Albicans. Ai cũng có nguy cơ mắc phải nấm miệng, nhưng đối tượng dễ bị mắc nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tưa lưỡi ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cho nên khi bố mẹ phát hiện con bị bệnh phải đưa con đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra, điều trị sớm. Nếu không, nấm miệng sẽ lan nhanh sang các khu vực khác như vòm họng, niêm mạc lưỡi. Khiến trẻ khó chịu nhiều hơn, chán ăn, bỏ bú và quấy khóc.

Tưa lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 2
Bệnh tưa miệng là gì*

Các giai đoạn của bệnh tưa lưỡi

Muốn điều trị dứt điểm bệnh tưa lưỡi, bệnh nhân phải nắm được hai giai đoạn của bệnh. Biết dấu hiệu cơ bản trong mỗi giai đoạn để xác định chính xác mình có đang bị tưa miệng hay không.

Giai đoạn bệnh mới hình thành

Khi bệnh mới xuất hiện thì trên lưỡi chỉ có một số chấm trắng và chưa gây đau nhức gì nhiều. Các chấm trắng này có kích thước nhỏ, càng lâu thì chấm trắng xuất hiện càng dày đặc hơn. Chỉ sau một thời gian, nấm đã bao phủ hết trên bề mặt lưỡi.

Đối với trẻ em, ngoài việc xuất hiện những mảng trắng trên lưỡi. Thì trẻ còn có nhiều biểu hiện lạ khác như: Hay quấy khóc, không chịu ăn uống, thường xuyên bỏ bú. Lý giải cho điều này, bác sĩ cho biết khi trẻ bị tưa lưỡi, màng trắng bao phủ trên bề mặt lưỡi. Lúc này, nấm đã gắn chặt vào vùng niêm mạc lưỡi. Làm cho trẻ em bị đau, khó khăn trong quá trình ăn nhai và bị mất vị giác.

Nhiều người thấy màng trắng xuất hiện nên đã cố loại bỏ chúng bằng việc dùng cây cạo lưỡi. Nhưng lúc này màng trắng đã bám khá chặt chẽ nên chúng không dễ bị rơi ra. Ngược lại hành động này còn tiềm ẩn nguy cơ chảy máu, viêm nhiễm trong khoang miệng.

Tưa lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 3
Trẻ bị tưa lưỡi giai đoạn đầu*

Giai đoạn bệnh đã nghiêm trọng

Nếu như bệnh nhân chủ quan không điều trị bệnh tưa lưỡi từ sớm thì căn bệnh này sẽ có chuyển biến nghiêm trọng hơn. Vi khuẩn sẽ tấn công vào những cơ quan lân cận trong khoang miệng của bạn. Ví dụ như tràn vào cổ họng, tấn công lên hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.

Khi vi khuẩn đã tấn công đến thực quản của bệnh nhân thì nguy cơ cao gây ra bệnh viêm phổi, thậm chí là nấm phổi. Bệnh nhân cũng dễ mắc bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa gồm đau dạ dày, tiêu chảy, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, sụt cân.

Tưa lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 4
Giai đoạn bệnh bắt đầu chuyển sang nặng*

Nguyên nhân gây bệnh tưa lưỡi

Người bị bệnh tưa miệng gặp nhiều phiền phức, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, khi trẻ em có dấu hiệu bị tưa lưỡi sẽ khiến cho bố mẹ lo lắng. Trước khi nói tới các phương pháp điều trị bệnh tưa lưỡi thì bạn cần biết nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Do nấm hoặc virus gây bệnh

Như những gì chúng tôi đã nói sơ lược ở phần đầu bài viết. Bệnh tưa miệng có thể do sự tấn công của nấm hoặc virus có hại gây nên. Những bệnh nhân mắc bệnh này thường có các dấu hiệu giống nhau. Trên bề mặt lưỡi có các mảng trắng bám rất chặt chẽ. Ở trẻ em, thoạt đầu nhiều bố mẹ cứ nghĩ đó chỉ là cặn sữa thông thường tồn đọng. Nhưng trên thực tế, cặn sữa rất dễ bong ra khi trẻ uống nước. Còn nấm lưỡi thì không, chúng sẽ không dễ rơi ra và có dấu hiệu lan rộng nhiều hơn.

Đặc biệt, nếu như tưa miệng bắt nguồn từ virus thì còn có các vết loét trong miệng. Bệnh nhân sẽ có nhiều biểu hiện kèm theo như sốt cao, hơi thở có mùi hôi cực kỳ khó chịu. Cần phải theo dõi điều trị để tránh các vấn đề không mong muốn.

Tưa lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 5
Do nấm hoặc virus gây bệnh*

Do chăm sóc răng miệng sai cách

Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tưa miệng. Ở trẻ nhỏ, hầu hết các em đều chưa có ý thức chăm sóc răng miệng. Trẻ bị tưa lưỡi do bố mẹ không chú ý rơ lưỡi, làm sạch khoang miệng cho con. Khi trẻ đến độ tuổi ăn dặm, bố mẹ hãy lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tránh trường hợp ăn thực phẩm quá khô cứng, gây ra bệnh tưa miệng.

Lây truyền từ bố mẹ

Ngoài 2 lý do được kể ở trên, thì trẻ em mắc bệnh tưa miệng cũng có thể do lây truyền từ bố mẹ. Những người mắc bệnh tưa lưỡi mà vẫn cho con bú hoặc không có biện pháp điều trị sớm sẽ lây sang cho con. Cho nên, mẹ bỉm sữa luôn được khuyên phải giữ gìn sức khỏe, tránh mắc bệnh răng miệng hoặc các bệnh lý liên quan khác. Điều này không chỉ thực hiện cho bản thân mà còn đang bảo vệ sức khỏe của con em mình.

Tưa lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 9
Do lây truyền từ bố mẹ*

Điều trị bệnh tưa lưỡi như thế nào?

Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng nấm lưỡi khác nhau, dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Hiện tại, việc chữa bệnh tưa miệng có thể được thực hiện tại nhà và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chữa bệnh tại nhà

Trong giai đoạn sơ khai của bệnh, nếu như phát hiện sớm thì có thể tự điều trị tại nhà. Bệnh nhân chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt gồm chế độ ăn uống hằng ngày và vệ sinh răng miệng. Thì sẽ loại bỏ được các mảng trắng do nấm Candida gây nên. Việc chú ý đến quá trình chăm sóc răng miệng cũng sẽ giúp bệnh nhân ngăn ngừa được các bệnh lý khác như viêm lợi, viêm chân răng,...

>> TÌM HIỂU CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM LỢI

Bệnh nhân hãy chủ động bổ sung Lactobacillus từ các thực phẩm lên men như sữa chua, men vi sinh,... Điều này sẽ giúp khôi phục lại sự cân bằng tự nhiên của nấm men và vi khuẩn trong khoang miệng.

Khi nhận thấy có dấu hiệu tái phát bệnh thì hãy giảm carbohydrate. Bằng việc hạn chế ăn các món được chế biến sẵn chứa nhiều đường, sữa. Bên cạnh đó, cần giữ khoang miệng luôn sạch sẽ. Hãy thực hiện đánh răng nhẹ nhàng, làm sạch lưỡi và dùng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn.

Tưa lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 6
Điều trị bệnh tưa lưỡi như thế nào*

Điều trị bằng thuốc

Nếu như bệnh tưa miệng đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê cho người bị nấm lưỡi gồm:

  • Clotrimazole: Thuốc chống nấm phát triển trong vòm miệng, có sẵn ở dạng viên ngậm cho bệnh nhân.
  • Fluconazole: Thuốc điều trị nấm miệng có thể sử dụng uống trực tiếp.
  • Amphotericin B: Thuốc này được bác sĩ kê khi bệnh tưa miệng trở nặng

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tưa miệng nhẹ thì có thể uống Clotrimazole và kết hợp súc miệng sạch sẽ với Nystatin. Sau khoảng 5 - 7 ngày các mảng trắng sẽ thu hẹp lại, đẩy lùi căn bệnh này.

Cách đánh tưa lưỡi cho bé tại nhà

Trẻ sơ sinh mắc bệnh tưa lưỡi nhiều hơn là người trưởng thành. Trong khi đó, trẻ lại chưa thể súc miệng, đánh răng như người lớn. Cho nên việc đánh tưa lưỡi là kỹ thuật quan trọng mà bố mẹ cần biết để giúp con loại bỏ căn bệnh này. Thủ thuật đánh tưa miệng diễn ra như sau:

  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện.
  • Đặt bé nằm trên giường, nếu bé không hợp tác hãy dỗ dành và có thể bế bé trên tay.
  • Dùng một miếng gạc mềm mua ở tiệm thuốc quấn vào ngón trỏ.
  • Nhúng ngón tay đã quấn gạc vào dung dịch Nystatin đã pha sẵn. Nhẹ nhàng chạm tay lên miệng để bé há miệng ra. Đưa ngón tay quấn gạc rơ trên lưỡi của bé một lượt rồi thay miếng gạc khác.
  • Nếu như trẻ có nhiều tưa lưỡi thì thực hiện lặp lại 2 lần. Sau đó dùng một miếng gạc khác lau nướu, vòm miệng, cùng các vị trí khác để làm sạch khoang miệng.
  • Lưu ý không đưa ngón tay vào sâu trong vòm miệng vì trẻ sẽ dễ bị nôn trớ. Không được chà quá mạnh tay vì dễ làm cho bé bị tổn thương.
  • Thực hiện rơ lưỡi cho bé bằng dung dịch chống nấm hoặc nước muối sinh lý thường xuyên.
  • Thời điểm thích hợp khi rơ lưỡi là trước khi ăn tầm 30 - 45 phút. Không nên rơ lưỡi sau khi bé vừa mới ăn và uống sữa vì dễ gây nôn trớ.
Tưa lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 7
Cách đánh tưa lưỡi cho bé tại nhà*

>> LÝ DO NÀO KHIẾN TRẺ CHẬM MỌC RĂNG?

Phòng tránh bệnh tưa miệng như thế nào?

Mặc dù bệnh tưa miệng không phải bệnh lý quá nghiêm trọng, tuy nhiên nó cũng để lại nhiều hệ lụy tới sức khỏe của bạn. Cho nên, bạn cần phải chủ động phòng tránh bệnh tưa miệng bằng các biện pháp sau đây:

Đối với người lớn

  • Hãy đánh răng đều đặn với bàn chải có lông mềm, mảnh, vệ sinh lưỡi thường xuyên.
  • Không sử dụng đồ vệ sinh cá nhân với người khác. Đặc biệt là những người có dấu hiệu bị tưa miệng, tránh trường hợp bị lây nhiễm.
  • Tránh xa các chất kích thích và sản phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là thuốc lá.
Tưa lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 8
Phòng tránh bệnh tưa miệng*

Đối với trẻ nhỏ

  • Thực hiện rơ lưỡi đúng cách cho trẻ mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý.
  • Thường xuyên vệ sinh bình sữa, núm vú giả cho trẻ khi sử dụng.
  • Không để trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với các trẻ khác. Đặc biệt là những trẻ đã cho đi học mẫu giáo, tránh lây nhiễm bệnh lý không mong muốn.
  • Cho trẻ ăn uống lành mạnh, nếu nhận thấy có các mảng trắng trên lưỡi phải điều trị ngay, không nên để lâu.

Tưa lưỡi thoạt đầu chưa có biểu hiện gì rõ rệt, nó chỉ đơn giản là các mảng trắng xuất hiện trên lưỡi. Sau đó lan rộng ra và có thể xuất hiện tình trạng lở loét, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu như bạn đang bị bệnh nấm lưỡi hoặc nghi ngờ bị bệnh này thì hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu. Tại đây, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các xét nghiệm liên quan và đưa ra giải pháp điều trị cụ thể.

Mỹ Hạnh.

GIÚP BẠN TÌM LẠI NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, TỰ TIN
LÀ SỨ MỆNH HÀNG ĐẦU CỦA NHA KHOA ĐĂNG LƯU

Tự hào là hệ thống nha khoa uy tín hơn 20+ năm thành lập với hàng ngàn nụ cười được kiến tạo thành công.

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - DL