Hậu quả của bệnh tụt nướu

Lượt xem: 2130
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Tụt nướu hay còn gọi là tụt lợi là tình trạng nướu bị tụt xuống chân răng làm lộ ra chân răng bên trong. Tụt lợi là dấu hiệu chứng tỏ chân răng của bạn bị mất lớp xi măng, gây mòn cổ răng và bị lộ ngà răng ra bên ngoài. Vậy hậu quả của bệnh tụt nướu là gì? nguy hiểm đến mức nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tụt nướu xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là xuất hiện ở những người cao tuổi. Bệnh được xác định là do sức đề kháng yếu, vệ sinh răng miệng chưa tốt và dùng bàn chải đánh răng sai cách làm tổn thương chân răng.

Hậu quả của bệnh tụt nướu nguy hiểm đến như thế nào?

Hậu quả của bệnh tụt lợi đầu tiên phải kể đến hiện tượng mất xi - măng gây mòn chân răng, lộ bề mặt răng ra bên ngoài. Phần ngà răng bị lộ ra bên ngoài làm cho răng nhạy cảm, dẫn đến hiện tượng ê buốt khi bị kích thích bởi thức ăn hoặc các vật cứng chạm vào.

Bệnh tụt nướu cũng làm cho các kẽ chân răng thưa hơn, khi ăn uống rất dễ bị mắc các vụn thức ăn lại gây nên nhiều vấn đề răng miệng. Tình trạng này làm mất thẩm mỹ và giảm sức khỏe của răng miệng.

hau-qua-cua-benh-tut-nuou-2
Hậu quả của bệnh tụt nướu là gì?

Sau khi tụt lợi, người bệnh sẽ phải chịu cảm giác ê buốt răng, khó chịu khi chải răng, khi ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Đặc biệt, ở những răng có phần lợi bám dính ít và mỏng, nếu kèm theo tụt lợi sẽ không còn lợi che phủ cổ răng và chân răng, thế nên rất dễ bị mòn do cọ sát từ thức ăn hoặc bàn chải khi chải răng.

Bị tụt lợi khiến răng dài ra, hở kẽ răng và dễ dắt thức ăn, đặc biệt ở vùng răng cửa. Nguy hiểm nhất là tụt lợi kèm theo viêm quanh chân răng gây ra vấn đề lung lay răng hay mất răng sớm.

Bạn cần phải tới nha khoa để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho chúng ta cách điều trị bệnh tụt nướu hiệu quả, tránh được những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn hàm. 

Cách khắc phục bệnh tụt nướu hiệu quả

Nếu bị tụt lợi ở mức độ nhẹ, chưa gây ê buốt răng thì người bệnh chỉ cần thay đổi cách chải răng và sử dụng bàn chải lông mềm để tránh cọ xát với phần chân răng. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên đi cạo vôi răng để ngăn chặn viêm lợi, viêm nha chu.

hau-qua-cua-benh-tut-nuou-1
Tăng cường chăm sóc và bảo vệ răng tránh nguy cơ tụt nướu

Trường hợp đã xuất hiện dấu hiệu ê buốt răng thì người bệnh nên dùng loại kem đánh răng chứa  Flour và các chất chống ê buốt dành cho răng nhạy cảm. Nếu cổ răng bắt đầu bị mòn, các bạn cần đến nha khoa hàn trám ngay lập tức để bảo vệ chân răng.

Khi bệnh tụt nướu đã ở mức độ nghiêm trọng, cách khắc phục tốt nhất là phẫu thuật ghép mô nướu để phục hồi lại phần lợi đã bị tụt để che phủ chân răng. Đây là tiểu phẫu đơn giản, thế nên các bạn hãy yên tâm điều trị để khôi phục lại phần nướu răng đã mất nhé!

Mẹo chữa tụt nướu đơn giản tại nhà

Để ngăn chặn bệnh tụt nướu và một số bệnh lý liên quan đến nướu răng, các bạn có thể áp dụng những mẹo chăm sóc lợi chúng tôi chia sẻ dưới đây:

Súc miệng bằng nước trà xanh

Trà xanh chứa chất chống oxi hóa Catechin có công dụng củng cố liên kết giữa lợi và răng hỗ trợ điều trị tụt lợi hiệu quả. Bạn chỉ rửa sạch lá trà xanh để đun lấy nước, sau đó dùng nước này để súc miệng hoặc uống mỗi ngày.

Uống nước trà xanh không chỉ cải thiện được hiện tượng tụt nướu mà còn giúp khoang miệng của bạn sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên trì sử dụng nước trà xanh trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.

Thoa gel nha khoa

hau-qua-cua-benh-tut-nuou-1
Chữa tụt nướu bằng nguyên liệu tự nhiên hiệu quả

Nha đam có tác dụng giải nhiệt và làm mát cơ thể, thế nên dung nha khoa thoa lên vùng lợi bị tổn thương sẽ giúp vùng bị tổn thương dịu lại và nhanh lành hơn. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi rồi cắt đôi và thoa gel nha đam trực tiếp lên vùng cần điều trị trong khoảng 3 – 5 phút.

Hậu quả của bệnh tụt nướu nguy hiểm như thế nào các bạn đã biết rõ. Hãy chú ý chế độ chăm sóc răng miệng mỗi ngày để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này các bạn nhé!

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy liên hệ Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé!

Bài viết liên quan: