Răng không sâu nhưng có cảm giác ê buốt cần làm gì?

Lượt xem: 2109
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Bạn đang lo lắng vì răng miệng mình chắc khỏe và không bị sâu hay bất kỳ vấn đề răng miệng gì, nhưng khi ăn uống lại có cảm giác răng bị ê buốt. Theo nhận định của bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu: răng không sâu nhưng có cảm giác ê buốt là vấn đề của răng nhạy cảm.

Khi ăn uống đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc hít thở trong không khí lạnh khiến cho bạn có cảm giác ê buốt và đau răng. Điều đó nghĩa là bạn đã có triệu chứng răng nhạy cảm.

Răng không sâu nhưng có cảm giác ê buốt

Răng ê buốt thường xảy ra bởi ngà răng ở vùng chân răng bị lộ do tụt nướu hoặc do bệnh nha chu. Đây là hiện tượng phổ biến và có chiếm tỷ lệ cao.

Răng không sâu nhưng có cảm giác ê buốt cần làm gì?-1
Răng không sâu nhưng có cảm giác ê buốt*

Khi bị lộ, chân răng không có được một lớp men bao bọc giống như thân răng. Thay vào đó, chân răng có một lớp bao bọc mỏng bên ngoài gọi là xê-măng. Khi xê-măng mất đi, ngà răng sẽ bị lộ ra ngoài.

Bên cạnh đó, việc chải răng quá mạnh hoặc dùng kem đánh răng có độ mài mòn cao cũng có thể gây mòn bề mặt men răng và lộ ngà. Một chế độ ăn có chứa nhiều acid – ví dụ như nhiều thức ăn chua, dưa chua hoặc nước soda – có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng và dẫn tới lộ ngà. 

Khi răng bị ê buốt, bạn sẽ cảm thấy đau răng khi chải. Như vậy, nếu bạn chải răng không kỹ vì đau thì bạn sẽ đối mặt với thêm nhiều nguy cơ sâu răng và viêm nướu. 

Thông thường, khi bị ê buốt là do răng bị sâu nhưng bạn không biết. Vậy nên, khi phát hiện thì bệnh đã chuyển nặng gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng hàm.

Lí do gây đau ở phần ngà răng bị lộ ra ngoài

Ngà răng có chứa hàng nghìn những ống ngà nhỏ li ti vốn chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Những ống ngà này kết nối từ bề mặt răng, xuyên qua ngà răng đến trung tâm thần kinh của răng trong tủy răng. 

Răng không sâu nhưng có cảm giác ê buốt cần làm gì?-2
Răng bị ê buốt do lộ ngà răng bởi men răng bị mài mòn*

Những ống ngà này chứa chất dịch lỏng. Sau khi ăn hoặc uống những thức ăn nóng hoặc lạnh, chất dịch lỏng có trong những ống ngà nhỏ li ti này di chuyển và kích thích những sợi thần kinh trong răng gây ra đau răng.

Phải làm sao khi răng bị nhạy cảm?

Răng bị nhạy cảm ê buốt thường do 2 nguyên nhân dưới đây:

Tật nghiến răng hoặc chải răng quá thường xuyên

Tụt nướu do bệnh về nướu hoặc chải răng quá mạnh

Chính vì vậy, để có sức khỏe răng miệng tốt cũng như để có cách điều trị các tình trạng của răng một cách kịp thời bạn nên đi khám sức khỏe răng miệng 6 tháng/1 lần theo chỉ dẫn của nha khoa. Dưới đây là những giải pháp giúp khắc phục tình trạng răng bị nhạy cảm, các bạn hãy tham khảo nhé!

Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm

Đối với răng nhạy cảm, bạn nên dùng kem đánh răng dành riêng cho tình trạng răng này bởi vì các thành phần trong kem đánh răng sẽ giúp tái tạo men răng và bảo vệ răng hiệu quả.

Thay bàn chải đánh răng mới sau 3 tháng sử dụng

Chải răng bị nhạy cảm nên dùng loại bàn chải lông mềm. Việc sử dụng bàn chải lông mềm sẽ mang đến  cho răng cảm giác nhẹ nhàng.

Sử dụng thuốc bôi chứa Flour

Bác sĩ sẽ dùng gel Fluor bôi trực tiếp lên vùng răng nhạy cảm để tăng cường khả năng bảo vệ răng và tái cấu trúc lại men răng.

Răng không sâu nhưng có cảm giác ê buốt cần làm gì?-3
Thăm khám răng định kỳ để kịp thời điều trị bệnh răng nhạy cảm*

Phẫu thuật ghép mô nướu

Nếu răng bị ê buốt do mất mô nướu, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành ghép mô nướu bằng cách lấy mô nướu từ vị trí khác để cấy vào vùng bị tổn thương.

Lấy tủy răng

Răng nhạy cảm kéo dài đồng nghĩa với việc tủy răng đã “chết”, thế nên lựa chọn lý tưởng nhất lúc này là lấy tủy răng.

Khi nhận thấy răng không sâu nhưng có cảm giác ê buốt, các bạn cần nhanh chóng đến nha khoa thăm khám để xác định nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị tốt nhất và an toàn nhất giúp hàm răng mau chóng bình phục.

Bài viết liên quan:

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0315994789 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2021
Giấy phép khám bệnh số: 07990/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2021
Chính sách quyền riêng tư |Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm | Điều Khoản Và Điều Kiện
>> © 2024 Nha Nhoa Đăng Lưu giữ bản quyền nội dung trên website này <<

Sơ Đồ Trang

DMCA.com Protection Status