Cầu răng là gì?

Lượt xem: 3536
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Cầu răng là phương pháp phục hình răng hiện đại khôi phục răng bị mất hiệu quả. Tuy nhiên khá nhiều người vẫn còn lạ lẫm với phương pháp này. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Cầu răng là gì?

Cầu răng là phương pháp được dùng để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất bằng cách bắc cầu giữa hai răng, cầu răng được nâng đỡ và dán vào các răng thật kế cạnh răng mất còn mạnh khỏe. Mỗi một cầu răng gồm 2 mão răng được gắn vào 2 đầu khoảng mất răng và răng giả nằm ở giữa 2 mão này, 2 mão răng được gắn vào trụ răng thật và được gọi là nhịp răng.

Những trường hợp có thể làm cầu răng 

Cầu răng được bác sĩ chỉ định điều trị cho những bệnh nhân mất 1, 2  hoặc nhiều răng bằng cách bắc cầu giữa 2 răng mất. 

Cầu răng thuộc loại phục hình thẩm mỹ cố định, răng giả được bác sĩ gắn chắc cố định vào răng và chỉ có bác sĩ mới có thể tháo ra, không giống như phương pháp phục hình tháo lắp mà bệnh nhân có thể tự tháo ra lắp vào.

Tại sao phải làm cầu răng?

Cầu răng là gì?-1
Cầu răng là gì? *

Khi bạn bị mất răng, chức năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng. Đồ ăn, thực phẩm sẽ bị mắc lại ở vị trí trống không được vệ sinh để lâu dài sẽ gây sâu răng, gây ảnh hưởng tới nướu và tới các răng khác. Nghiêm trọng hơn nếu để lâu dài khoảng trống mất răng sẽ bị tiêu xương không có gì để nâng đỡ môi và má gây ảnh hưởng trực tiếp tới vẻ thẩm mỹ bề ngoài. Má của bạn sẽ bị hớp vào trông bạn sẽ già hơn và nét mặt sẽ không được hài hòa như trước nữa.

Khi mất răng, lực đè ép lên nướu và các mô miệng khác tạo nên một số xáo trộn có hại cho sức khỏe của bạn. Hơn nữa, nó còn có thể gây nên nguy cơ mắc bệnh nướu. Ảnh hưởng lâu dài tới tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Một số chứng minh của các nhà khoa học, việc mất răng còn gây khó khăn cho việc phát âm, gây khó khăn làm bạn nói không được rõ ràng.

Quy trình của việc làm cầu răng

Cầu răng là gì?-2
Cầu mão răng sứ*

Tại Nha Khoa Đăng Lưu quy trình làm cầu răng cho bệnh nhân được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp chỉ đạo và thực hiện với sự hỗ trợ của trang thiết bị máy móc hiện đại theo thứ tự các bước sau :

Bước 1: Bác sĩ thăm khám xem tình trạng và mức độ răng miệng của bệnh nhân kết hợp với chụp CT để xác định và phục vụ cho việc lấy dấu hàm. Ở bước này bệnh nhân cũng được bác sĩ giúp vệ sinh răng miệng và điều trị hiệu quả một số bệnh lý răng miệng nếu có để sẵn sàng cho ca phẫu thuật làm cầu răng.

Bước 2: Với sự hỗ trợ của một số máy móc bác sĩ tiến hành mài cùi răng ở 2 răng kế cạnh khoảng mất răng. Đồng thời gửi số liệu dấu răng về bộ phận Labo để thiết kế và chế tạo răng giả.

Bước 3: Khi răng giả được hoàn thành, bác sĩ tiến hành lắp cầu răng cho bệnh nhân.

Bước 4: Hoàn thành quy trình làm cầu răng, bác sĩ hướng dẫn và chỉ định cho bệnh nhân cách vệ sinh cũng như một số việc nên làm và không nên làm sau khi lắp cầu răng. Hẹn lịch tái khám để chắc chắn ca phẫu thuật diễn ra thành công.

Các loại cầu răng thường được sử dụng

Cầu răng là gì?-3
Cầu răng sứ giúp phục hình răng bị mất hiệu quả*

Cầu răng thông thường

Đây là loại cầu răng được lựa chọn sử dụng nhiều. Các răng ở 2 đầu khoảng mất răng sẽ được mài để làm trụ cho 1 cầu răng. Cầu răng này được bác sĩ lắp cố định và không thể tháo ra khỏi miệng như hàm giả tháo lắp.

Cầu dán

Phương pháp cầu dán được dùng tạm thời ở vùng răng trước, cầu răng này có chi phí bình dân, được sử dụng tốt khi các răng bên cạnh khoảng mất làm răng trụ đang còn khỏe mạnh và không có những miếng trám lớn. Răng giả được dán vào các răng 2 bên khoảng mất răng bởi cánh dán, các cánh dán này được dán vào mặt trong của các răng kế cận do đó không thể thấy cánh dán khi nhìn từ bên ngoài. Loại cầu này không cần phải mài nhiều mô răng trên các răng kế cận.

Cầu nhảy

Loại cầu răng này thường được dùng ở vùng răng ít chịu lực nhai lớn như vùng răng cửa. Nó được thực hiện khi chỉ có răng ở 1 đầu của khoảng mất răng, cầu nhảy thường tựa trên 1 hoặc nhiều răng trụ.

Ưu điểm và nhược điểm của cầu răng

Ưu điểm

♦  Cầu răng có khả năng tạo lại vẻ tự nhiên cho hàm răng,

♦  Thường chỉ cần 2 lần hẹn là có thể hoàn tất.

♦  Có thể tồn tại trong nhiều chục năm nếu bạn giữ vệ sinh đúng cách.             

Khuyết điểm

♦ Răng trụ có thể hơi nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ quá mức, có thể kéo dài vài tuần sau khi hoàn tất cầu răng

♦ Vi khuẩn có thể phát triển trên mảng bám thức ăn bám quanh các răng trụ nếu bạn giữ vệ sinh không sạch.

Để biết thêm chi tiết về phương pháp làm cầu răng phục hình cho răng mất hãy liên hệ trực tiếp Nha Khoa Đăng Lưu theo địa chỉ 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh hoặc theo số hotline 1800 6836.

Bài viết liên quan: