Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Cấu tạo của răng Implant nha khoa là như thế nào?

Lượt xem: 2175
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Cấu tạo của răng Implant nha khoa khác cấu tạo của các loại răng sứ thông thường ở chỗ có chân răng Titanium. Để có cái nhìn chi tiết về răng Implant, các bạn hãy theo dõi mô tả cấu tạo Implant mà bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu cung cấp dưới đây.

Cấu tạo của răng Implant nha khoa

Cấu tạo của răng Implant gồm 3 phần cơ bản là : Trụ răng Implant, Abument và thân răng sứ:

Trụ răng Implant

Trụ răng Implant hay còn được gọi bằng một cái tên khác là trụ Titanium bởi được làm bằng chất liệu Titanium chống mòn và chống gỉ. Trụ răng Implant được thiết kế giống như một chân răng và được sử dụng vào cấy ghép Implant nhằm thay thế cho chân răng răng thật đã mất giúp giữ thân răng sứ vững chắc.

Cấu tạo của răng Implant nha khoa
Cấu tạo răng Implant nha khoa *

Trụ Implant được thiết kế theo hình trụ hoặc thon dần như ốc vít với chiều dài khoảng 10 - 16mm. Bề mặt trụ Implant được thiết kế các vòng xoắn xuôi chiều và được bác sĩ gắn vào xương hàm chắc chắn như một chân răng.

Abument

Abument chính là một chốt được làm bằng kim loại có hình trụ và có hai đầu. Đầu dưới được thiết kế khít vào để gắn với trụ Implant, còn đầu trên được thiết kế như một lỗ của ống vít để bắt chặt trụ này vào miệng của Implant.

Abutment chỉ được gắn cố định, chắc chắn vào implant nha khoa khi đã có sự tích hợp xương thành công giữa xương hàm và bề mặt ngoài của Implant. Có thể nói, Abutment đóng vai trò như một cùi răng, có tác dụng nâng đỡ mão răng hay cầu răng.

Thân răng sứ 

Thân răng sứ là một chụp răng hoặc mão răng có lõi rỗng được thiết kế để úp vừa khít vào trụ Implant. Thân răng sứ được thiết kế đặc biệt với hình dạng, màu sắc, kích thước và ngay cả chức năng y hệt như chiếc răng gốc trước đó đã mất của bệnh nhân.

Cấu tạo của răng implant nha khoa
Các bộ phận được liên kết chặt chẽ với nhau*

Thường thì khi thiết kế chiếc răng sứ này, bệnh nhân sẽ được lấy dấu hàm để thiết kế chiếc răng sao cho chiếc răng sứ chính là bản sao của chiếc răng thật đã mất. Chiếc răng sứ được chế tạo bằng nhiều loại chất liệu phụ thuộc vào lựa chọn của bệnh nhân.

Các chất liệu thường được sử dụng để làm răng sứ bao gồm: sứ Ziconia, sứ Cercon, sứ Titan,...Khi răng sứ được thiết kế xong, bác sĩ sẽ gắn vào Abument và đây là khâu cuối cùng để hoàn tất quy trình phục hình cấy ghép Implant.

Cấy ghép Implant tiêu chuẩn tại Nha Khoa Đăng Lưu

Nha Khoa Đăng Lưu là trung tâm cấy ghép Implant tiêu chuẩn quốc tế đã được Sở y tế cấp giấy phép cấy ghép Implant số 04573/ SYT-GPHĐ. Đến với trung tâm, bạn sẽ được đội ngũ Chuyên gia/ Bác sĩ Implant tốt nghiệp từ những trường Y hàng đầu thế giới trực tiếp trồng răng Implant.

Cấu tạo của răng implant nha khoa

Cấu tạo của răng implant nha khoa

Chuyên gia cấy ghép Implant được cấp bằng quốc tế

Tại Nha Khoa Đăng Lưu - Bác sĩ thực hiện ca cấy ghép Implant được đào tạo bài bản về kỹ thuật Implant tại trường Y danh tiếng quốc tế như DDH Columbia, ĐH NewYork,... Bạn có thể xác thực thông tin Bác sĩ Implant trên trang của Sở Y tế để bảo đảm tìm được đúng Chuyên gia về phục hình Implant.

Trang thiết bị hiện đại

Không chỉ quy tụ ê kíp chuyên gia hàng đầu, Đăng Lưu còn đầu tư những thiết bị máy móc tân tiến nhất phục vụ quá trình trồng răng Implant như: Máy cắt xương bằng sóng siêu âm, máy chụp X quang 3D,… Đây là công cụ cần thiết giúp Bác sĩ xác định chính xác tình trạng răng hàm và hỗ trợ thực hiện các thao tác cấy ghép Implant nhanh chóng, chính xác hơn.

Cấu tạo của răng Implant nha khoa
Cơ sở vật chất hiện đại - Trang thiết bị tiên tiến*

Phòng tiểu thuật được vô trùng tiêu chuẩn quốc tế

Phục hình Implant cần xâm lấn vào phần xương hàm, thế nên phòng cấy ghép phải được vô trùng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, tránh nguy cơ viêm nhiễm gây hại cho răng miệng.

Ngoài ra, sau khi phục hình Implant tại Nha Khoa Đăng Lưu, khách hàng sẽ được cấp thẻ bảo hành chính hãng với chính sách bảo hành minh bạch và rõ ràng. Đây là lý do hàng nghìn khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Đăng Lưu để cấy ghép Implant.

Thông qua những thông tin chúng tôi cung cấp, các bạn đã hiểu hơn về cấu tạo của răng Implant nha khoa rồi phải không nào? Nếu còn điều gì khiến các bạn ngần ngại phục hình Implant, hãy chia sẻ với Nha Khoa Đăng Lưu ngay nhé!

Bài viết liên quan: