Mất chân răng có trồng lại được không?

Theo dõi trên: Google New
Nghe đọc:
 
4.3/5 - (29 bình chọn)

Mất chân răng dù do bất kỳ nguyên nhân nào cũng dẫn đến hậu quả xấu cho thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng và cơ thể. Người bệnh có thể phải gánh chịu rất nhiều hậu quả từ việc mất răng vĩnh viễn như: suy giảm chức năng nhai, viêm nướu, lệch khớp cắn, đau dạ dày, các bệnh về đường ruột, tim mạch… nếu không điều trị kịp thời.

Hiện nay, y học ngày càng phát triển và lĩnh vực nha khoa cũng vậy, bệnh nhân khi mất chân răng có thể phục hình bằng rất nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đem lại những ưu nhược điểm riêng, do đó, người bệnh cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn để có được kết quả phục hình như mong muốn.

Mất chân răng có trồng lại được không? Cách thực hiện 1
Mất chân răng có trồng lại được không*

Nguyên nhân dẫn đến mất chân răng ở người lớn

Mất răng thậm chí cả phần chân là tình trạng phổ biến ở người lớn, nguyên nhân có thể đến từ các tác nhân bên ngoài lẫn bản thân bệnh nhân.

  • Các bệnh lý răng miệng như hư tuỷ, sâu răng, viêm tuỷ, viêm nướu, viêm nha chu… lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến mất chân răng.
  • Chấn thương do va chạm mạnh khi nhai, chơi thể thao làm hỏng hay gãy răng.
  • Răng số 7 bị lung lay gốc dẫn đến mất răng do răng số 8 (răng khôn) mọc lệch không được xử lý sớm.
  • Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, kali… khiến răng bị suy yếu, lâu dần chân răng không còn được nuôi dưỡng dẫn đến mất răng.
  • Do tuổi cao, răng sau thời gian dài hoạt động không còn đủ khoẻ mạnh sẽ lung lay và mất răng. Đặc biệt, tình trạng này sẽ đến sớm hơn nếu bệnh nhân có thói quen nghiến răng, răng sẽ nhanh chóng bị lão hoá, mài mòn và suy yếu hơn người bình thường.
Mất chân răng có trồng lại được không? Cách thực hiện 2
Nguyên nhân dẫn đến mất chân răng*

Hậu quả của việc mất chân răng lâu ngày

Mất chân răng lâu ngày sẽ là nguy cơ cao dẫn đến bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, cơ thể. Dưới đây, hãy cùng phân tích những biến chứng nguy hiểm có thể bạn sẽ gặp phải nếu không điều trị mất răng kịp thời:

Tiêu xương hàm

Đây là một trong những hậu quả có mức độ nghiêm trọng cao nhất và kéo theo nhiều vấn đề khác khi mất răng vĩnh viễn. Nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm là thiếu hụt sự kích thích từ việc ăn nhai, xương hàm tại khu vực đó sẽ tiêu biến dần theo thời gian. Điều này có thể làm cho khuôn mặt trở nên chảy xệ, hóp má, hóp thái dương, gây ra sự lão hóa sớm và khiến cho quá trình phục hình trở nên phức tạp hơn.

Mất chân răng có trồng lại được không? Cách thực hiện 3
Tiêu xương hàm khi mất răng*

Mất thẩm mỹ

Khi mất chân răng lâu ngày, không chỉ làm mất giá trị thẩm mỹ của răng miệng mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể của khuôn mặt. Hiện tượng tiêu xương hàm có thể dẫn đến tình trạng hóp má, hóp thái dương, gương mặt chảy xệ và trở nên già hơn tuổi. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với người đã mất nhiều răng hoặc mất các răng ở vị trí quan trọng.

Khả năng ăn nhai bị giảm sút

Đây là hậu quả được cảm nhận đầu tiên và rõ ràng nhất khi bệnh nhân mất chân răng. Khi mất răng, đặc biệt là các răng hàm (răng số 6, 7, 8), khả năng nghiền nát thức ăn bị giảm đáng kể. Việc không nhai kỹ thức ăn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe toàn bộ cơ thể.

Ảnh hưởng đến các răng còn lại

Nếu tình trạng mất răng vĩnh viễn không được điều trị kịp thời, những chiếc răng lân cận sẽ có xu hướng di chuyển, nghiêng mình vào khoảng trống do răng đã mất để lại. Điều này có thể gây ra hiện tượng lệch lạc khớp cắn, ảnh hưởng đến sự cân bằng của cả hàm răng và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về khớp thái dương hàm. Ngoài ra, khi dịch chuyển, những chiếc răng còn lại sẽ tạo khoảng cách với nhau khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt gây ra viêm nướu, tăng nguy cơ bị bệnh răng miệng.

Mất chân răng có trồng lại được không? Cách thực hiện 4
Mất răng ảnh hưởng tính thẩm mỹ*

Khó khăn trong phát âm

Răng không chỉ giúp việc ăn nhai, nghiền nát thức ăn diễn ra trơn tru mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm, kiểm soát hơi thở. Việc mất răng, đặc biệt là răng cửa, có thể gây khó khăn trong việc phát âm các âm như "s", "th", và "f"... Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, làm giảm sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân

Như đã nói, răng đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai. Do đó, việc mất răng khiến cho cơ thể khó hấp thu đủ chất dinh dưỡng, dạ dày và đường ruột cũng hoạt động nhiều hơn để xử lý thức ăn, dẫn đến các bệnh lý về tiêu hoá, các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng như tim mạch, máu…

Mất chân răng có trồng lại được không?

Câu trả lời cho thắc mắc mất chân răng trồng lại được không là “Có”. Hiện nay, có 3 phương pháp phục hình răng mất gốc phổ biến, bao gồm: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ, cấy ghép Implant. Vậy những phương pháp này có gì khác nhau và ưu nhược điểm ra sao?

Phương pháp hàm giả tháo lắp

Đây là phương pháp trồng răng giả đơn giản, dễ thực hiện, không xâm lấn răng gốc hay xương hàm. Nên được rất nhiều người đặc biệt là người lớn tuổi lựa chọn khi mất 1 hay vài chiếc răng, thậm chí toàn bộ hàm với chi phí thấp. Hàm giả tháo lắp được sản xuất bao gồm cả phần mô nướu nhân tạo và răng giả theo kích thước xương hàm của bệnh nhân, sau đó được gắn trực tiếp lên phần nướu có răng bị mất.

Trong đó, mô nướu nhân tạo được làm từ hợp chất đặc biệt, cho phép sử dụng trong y học, có màu sắc như nướu thật, không bị cấn cộm, khó chịu hay kích ứng khi sử dụng. Phần răng giả được chế tạo từ vật liệu sứ hoặc kim loại có đặc tính cứng chắc, bền, chịu lực tốt.

Mất chân răng có trồng lại được không? Cách thực hiện 5
Phương pháp hàm giả tháo lắp*

Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp chỉ có chức năng thay thế cho phần thân răng đã mất nên không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Điểm hạn chế mà hầu như khách hàng nào khi sử dụng cũng gặp phải đó là rơi rớt hàm khi ăn uống và giao tiếp vì hàm không được gắn cố định. Hơn nữa, thời gian sử dụng của hàm tháo lắp thường chỉ duy trì được từ 3-5 năm, ngắn nhất so với các phương pháp khác.

Phương pháp cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp sử dụng hai chiếc răng bên cạnh răng đã mất làm trụ. Do đó, yêu cầu đầu tiên là 2 chiếc răng này phải thật sự chắc khỏe, đủ điều kiện về kích thước và chất lượng. Sau khi xác định bệnh nhân có đầy đủ yếu tố để làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 răng lân cận làm điểm tựa để gắn mão sứ lên trên. Mão sứ sẽ bao gồm 2 chiếc gắn trực tiếp lên trụ răng và 1 chiếc ở giữa thay thế cho răng đã mất.

Trồng răng bằng phương pháp cầu răng sứ giúp bệnh nhân khôi phục chức năng nhai và mang lại tính thẩm mỹ cao nhờ đặc tính cứng chắc của chất liệu mão sứ. Ngoài ra, thời gian sử dụng của răng sứ có thể được duy trì lên đến 10 năm hoặc hơn trong điều kiện tốt.

Mất chân răng có trồng lại được không? Cách thực hiện 6
Phương pháp cầu răng sứ*

Tuy nhiên, cũng giống như phương pháp hàm tháo lắp, cầu răng sứ không thể thay thế cho chân răng đã mất nên hiện tượng tiêu xương hàm vẫn diễn ra. Ngoài ra, 2 chiếc răng lân cận nếu bị mài không đúng cách sẽ ngày càng yếu đi kéo theo các biến chứng khác như ê buốt, viêm nướu, viêm nha chu, đau nhức…

>> NẾU BẠN ĐANG THẮC MẮC VỀ GIÁ LẮP RĂNG SỨ HÃY THAM KHẢO TẠI BÀI VIẾT: LÀM RĂNG SỨ GIÁ BAO NHIÊU?

Phương pháp cấy ghép Implant

Hiện nay, đây là phương pháp duy nhất giúp bệnh nhân bị mất chân răng được khôi phục toàn diện. Cấu trúc của một chiếc răng giả sẽ bao gồm trụ implant gắn trực tiếp vào xương hàm, thay thế cho chân răng, sau đó mão sứ được gắn lên trên thay thế cho thân răng thông qua khớp nối Abutment.

Về vật liệu chế tạo, trụ implant và khớp nối abutment đều được làm từ kim loại có độ cứng chắc, bền, khả năng tương thích sinh học cao, an toàn, lành tính với môi trường khoang miệng giúp bệnh nhân thoải mái ăn nhai. Còn mão sứ được chế tạo hoàn toàn bằng sứ hoặc kết hợp sứ và kim loại tùy vào nhu cầu sử dụng của người bệnh. Mão sứ được chế tạo sao cho có kích thước vừa khít với khoảng trống của răng đã mất để lại, màu sắc tương đồng với răng thật, mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

Mất chân răng có trồng lại được không? Cách thực hiện 7
Phương pháp cấy ghép implant*

Răng sứ được trồng bằng phương pháp cấy ghép Implant có thể duy trì sử dụng hơn 20 năm nếu được chăm sóc tốt. Hơn nữa, kỹ thuật này hoàn toàn không xâm lấn răng lân cận và hạn chế quá trình tiêu xương hàm. Tuy nhiên, chi phí khách hàng cần bỏ ra tương đối cao hơn so với các phương pháp khác.

> CÙNG TÌM HIỂU NGAY: ĐỊA CHỈ TRỒNG IMPLANT ĐẠT CHUẨN TẠI TPHCM

Trồng răng Implant khi mất chân răng tại Nha Khoa Đăng Lưu

Tự hào là một trong những nha khoa tiên phong trong việc hợp tác quốc tế về cấy ghép Implant, Nha Khoa Đăng Lưu đã hỗ trợ rất nhiều khách hàng Việt kiều Mỹ giải quyết hiệu quả bài toán về chi phí và thời gian khi cần cấy ghép Implant. Thông qua chương trình này, khách hàng chỉ cần đến 1 trong 18 chi nhánh thuộc Nha Khoa Đăng Lưu tại Việt Nam để thực hiện cấy trụ Implant. Sau đó, quá trình gắn Abutment và phục hình răng sẽ được hoàn thiện tại Mỹ với mức chi phí tương đương như khi thực hiện phục hình Implant tại Việt Nam.

Hiện nay, chi phí cấy ghép trụ Implant tại Nha Khoa Đăng Lưu là 500 USD và gắn Abutment, bọc răng sứ rơi vào khoảng 750 USD. Tại Mỹ, người sẽ trực tiếp thực hiện các công đoạn gắn Abutment và hoàn thiện gắn mão sứ là bác sĩ Quang Huỳnh (địa chỉ 321 S. Magnolia Ave, Anaheim, CA 92804).

Mất chân răng có trồng lại được không? Cách thực hiện 8
Liên kết cấy ghép implant*

Chương trình cấy ghép Implant California được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học California, Los Angeles và Đại học New York, chuyên ngành cấy ghép Implant. Đây là bước tiến mới, mang đến cho khách hàng quốc tế thêm sự lựa chọn về dịch vụ trồng răng Implant chất lượng cao.

So với trước đây, khi khách hàng phải đến Nha Khoa Đăng Lưu ít nhất hai lần để thực hiện cấy ghép Implant tại Việt Nam, giờ đây chỉ cần một lần là đủ. Hơn nữa, việc phải ở lại lâu để hoàn thành các giai đoạn của quá trình phục hình răng Implant đã từng là điều cản trở cho du khách. Chính vì vậy, chương trình liên kết cấy ghép Implant California của Nha Khoa Đăng Lưu là cơ hội giúp khách hàng tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí đi lại.

Mất chân răng sẽ không còn là nỗi lo nếu bạn lựa chọn đúng phương pháp và địa điểm phục hình. Để tránh tình trạng suy giảm chức năng nhai, ảnh hưởng sức khỏe và thẩm mỹ, bạn cần trồng răng mới càng sớm càng tốt. Đồng thời, bảo vệ răng miệng thông qua việc chăm sóc hàng ngày cũng như thăm khám nha khoa định kỳ là cách tốt nhất để giữ cho hàm răng luôn khỏe mạnh, vững chắc theo thời gian.

Bài viết liên quan:

GIÚP BẠN TÌM LẠI NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, TỰ TIN
LÀ SỨ MỆNH HÀNG ĐẦU CỦA NHA KHOA ĐĂNG LƯU

Tự hào là hệ thống nha khoa uy tín hơn 20+ năm thành lập với hàng ngàn nụ cười được kiến tạo thành công.

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - DL