Mất răng và hậu quả của mất răng lâu ngày là điều mà rất nhiều người chủ quan không để tâm đến, vì nghĩ rằng mất đi 1 hoặc vài chiếc sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể cũng như sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, điều này dễ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm, thẩm mỹ và sức khỏe của toàn bộ cơ thể.
Vì vậy, khi mất một hay nhiều răng do bất kỳ nguyên nhân nào, bạn đều nên trồng lại càng sớm càng tốt để tránh tác động xấu đến các răng khác và ảnh hưởng đến cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết khi gặp phải tình trạng mất răng và cách xử lý.
Nội dung bài viết

Nguyên nhân dẫn đến bị mất răng là gì?
Mất răng lâu ngày xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có mất răng do:
- Các bệnh lý răng miệng như: bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… mà không được xử lý kịp thời.
- Răng bị lão hóa, suy yếu do tuổi cao. Đối với người cao tuổi, răng sau thời gian dài sử dụng sẽ bị mòn men răng, chân răng ít nhiều bị tác động và tổn thương, không còn chắc khỏe nên rất dễ bị gãy.
- Do thói quen sinh hoạt độc hại như hút thuốc lá, uống nước có ga trong thời gian dài, nghiến răng… điều này khiến răng dễ mắc phải các bệnh lý, dễ bị lung lay, lâu ngày sẽ rụng.
- Do tai nạn hoặc tác động vật lý mạnh.
Mất răng và hậu quả khi mất răng lâu ngày
Mất răng lâu ngày dù từ bất kỳ nguyên nhân nào nêu trên, đều gây ra phiền toái và dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như toàn bộ cơ thể của bệnh nhân. Tuy nhiên nhiều người vẫn chủ quan cho rằng nếu chỉ mất một hai chiếc sẽ không ảnh hưởng quá nhiều. Nên họ để lâu dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như sau:
Suy giảm chức năng nhai
Khi mất đi một hoặc nhiều răng, chức năng nhai cũng sẽ dần bị suy yếu do các khe hở của việc mất răng gây ra. Điều này khiến các răng còn lại phải gánh chịu lực nhai nhiều hơn, thức ăn không được nhai nát trước khi đưa xuống dạ dày. Đặc biệt đối với những loại thực phẩm thô cứng, khó tiêu hóa, buộc dạ dày của chúng ta phải tiết ra nhiều dịch hơn để xử lý và chuyển hóa thức ăn. Khi dạ dày hoạt động nhiều hơn bình thường trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh như đau bao tử, táo bón… Theo đó, cơ thể cũng dần suy nhược do không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
Răng bị dịch chuyển, lệch khớp cắn
Mất răng và hậu quả của mất răng lâu ngày không chỉ dừng lại ở việc suy giảm chức năng nhai, mà còn dẫn đến hiện tượng xô lệch các răng còn lại gây sai khớp cắn. Răng vĩnh viễn khi mọc lên đều có vị trí nhất định, tạo thành một thể thống nhất trên cung hàm, có chức năng nhai và nâng đỡ lẫn nhau nhằm phân bổ đều lực trong khoang miệng. Khi có một hoặc nhiều răng mất đi, răng ở hàm đối diện sẽ không còn sự nâng đỡ, lâu dần có khuynh hướng trồi dài về hướng răng bị mất. Điều này dẫn đến hiện tượng lệch khớp cắn, ảnh hưởng xấu đến chức năng nhai và gây đau nhức trong quá trình hoạt động cơ hàm.
Hơn nữa, khi bị mất răng, lực nhai sẽ có sự chênh lệch, những chiếc răng lân cận sẽ do đó mà dịch chuyển, xô nghiêng về hướng răng mất, kéo theo các răng khác trong hàm cũng di chuyển theo. Nghiêm trọng hơn, khi răng bị xô lệch sẽ tạo ra các khe hở, tạo môi trường cho vi khuẩn tích tụ do thức ăn thừa mắc lại khó được vệ sinh, dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng.
Tiêu xương hàm
Do hiện tượng đào thải tự nhiên của cơ thể, xương hàm tại vị trí răng mất đi lâu ngày sẽ bị tiêu biến. Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hóp má, chảy xệ, nếp nhăn và lão hóa sớm. Ngoài ra, tiêu xương hàm làm giảm khả năng nâng đỡ, khiến nhiều răng vùng lân cận dễ bị lung lay và hiện tượng này cũng gây cản trở cho việc phục hình răng sau này.
Đau đầu và cổ vai gáy
Hiện tượng lệch khớp cắn, mất cân bằng khi nhai cũng làm bạn bị đau đầu, cổ vai gáy. Bệnh nhân không biết nguyên nhân cho tới khi đến khám và bác sĩ cho biết do biên độ dao động khớp thái dương bị ảnh hưởng vì răng mất, phân tán lực nhai không đều nên gây ra hiện tượng này.
Phát âm không rõ và mất thẩm mỹ
Khi mất răng, các khoảng trống trong hàm nhiều hơn khiến bạn có khả năng phát âm không chuẩn. Đặc biệt, nếu răng mất đi là răng cửa thì âm thanh phát ra sẽ không còn chính xác và dễ nói ngọng. Hơn nữa, bạn sẽ không còn nụ cười tự tin khi mất đi răng cửa, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của hàm.
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể
Mất răng làm suy giảm chức năng nhai, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan của hệ tiêu hóa, cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng. Cho nên dễ dẫn đến các vấn đề về bệnh dạ dày, đường ruột, thiếu chất… Đặc biệt đối với người lớn tuổi, càng nên phục hình răng sớm để tránh làm nghiêm trọng hơn các bệnh lý hiện có và phát sinh thêm căn bệnh khác khi mất răng.
Các phương pháp phục hình răng đã mất
Nguyên nhân dẫn đến mất răng và hậu quả của mất răng lâu ngày đã được trình bày cụ thể ở phần trên. Vậy có những phương pháp nào có thể phục hình sau khi mất răng? Dưới đây là 3 phương pháp thường được áp dụng tại Nha Khoa Đăng Lưu:
Hàm tháo lắp
Đây là phương pháp thường được sử dụng dành cho người có sức khỏe kém, không trồng răng vào xương hàm được, ví dụ như người lớn tuổi, bị mất một hoặc nhiều răng lâu ngày. Kỹ thuật này không gây xâm lấn hay đau nhức, không ảnh hưởng đến mô mềm và các răng khác của hàm. Hàm tháo lắp được thực hiện bằng cách chế tạo một hàm răng giả có kích thước và bố cục phù hợp với bệnh nhân, có mô nướu nhân tạo gắn trực tiếp lên nướu của bệnh nhân.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là có giá thành rẻ, không có cảm giác đau nhức trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, hàm giả có khả năng bị cong lệch trong quá trình sử dụng khi có tác động vật lý, khả năng chịu lực kém, dễ bị tụt rời sau một thời gian và đặc biệt không ngăn chặn hiện tượng tiêu xương. Bởi những nhược điểm này nên phương pháp hàm giả tháo lắp hiện nay không còn được áp dụng phổ biến.
Cầu răng sứ
Đây là phương pháp được đánh giá cao trong việc phục hình răng đã mất với điều kiện 2 răng bên cạnh vẫn còn hoạt động tốt để mài thành cầu răng. Sau khi đã có cầu răng đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ, mão răng sứ sẽ được gắn cố định thay thế cho thân răng đã mất. Ưu điểm của phương pháp này là trả lại chức năng nhai tương đương với răng thật, tuổi thọ cao và có màu sắc tự nhiên. Tuy nhiên, mão răng sứ không thể thay thế cho chân răng đã mất nên vẫn xảy ra hiện tượng tiêu xương hàm và sau thời gian dài sử dụng có thể bị mẻ, gãy, cần sửa chữa nhiều lần nếu bị tác động quá mạnh.
>> LÀM CẦU RĂNG SỨ KHẮC PHỤC NHƯỢC ĐIỂM MẤT RĂNG, TÌM HIỂU ĐỊA CHỈ LÀM RĂNG SỨ AN TOÀN
Cấy ghép Implant
Trụ Implant thay thế cho chân răng nên bác sĩ khuyên bệnh nhân trồng răng implant để khôi phục chiếc răng đã mất. Răng giả sau khi hoàn chỉnh sẽ có khả năng nhai tốt, tương đương với răng thật và không cần sửa chữa nhiều lần trong quá trình sử dụng. Ưu điểm nổi bật khiến nhiều khách hàng lựa chọn phương pháp này là có tuổi thọ cao, không dẫn đến hiện tượng tiêu xương hàm vì có trụ Implant thay thế chân răng và có tính thẩm mỹ cao.
Phương pháp này yêu cầu sử dụng các kỹ thuật tiên tiến, tay nghề bác sĩ nhiều kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại nên sẽ có giá thành cao hơn so với 2 phương pháp còn lại. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại sẽ vượt trội, tính thẩm mỹ và tuổi thọ cũng cao hơn.
Cấy Implant phục hình răng hoàn mỹ
Phương pháp cấy ghép Implant là kỹ thuật có khả năng khắc phục tình trạng mất răng và hậu quả của mất răng lâu ngày một cách hoàn mỹ. Đây là kỹ thuật được thực hiện bằng cách đặt một khối trụ kim loại nhỏ được chế tạo từ Titanium vào xương hàm của bệnh nhân, ngay vị trí răng đã mất nhằm thay thế cho chân răng. Sau khi xương hàm và trụ Implant đã được tích hợp với nhau, thời gian này mất khoảng 6 tháng tuỳ cơ địa của mỗi người thì mão sứ sẽ được gắn cố định lên chân răng giả thông qua khớp nối Abutment.
Bởi vì sử dụng kim loại Titanium thay thế cho chân răng nên răng giả sẽ có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, không gây xô lệch các răng bên cạnh và khắc phục tình trạng tiêu xương hàm. Chất liệu này cũng có khả năng tương thích sinh học cao với xương hàm, không gây kích ứng trong môi trường nhiều axit như khoang miệng, đảm bảo an toàn cho người dùng.
Những bệnh nhân bị tiêu xương bác sĩ sẽ kiểm tra, chỉ định ghép xương rồi mới cắm ghép implant. Khi trường hợp này xảy ra với hàm trên, dẫn đến khoảng cách giữa hàm và vùng xoang bị hẹp lại, không đủ chỗ cho trụ đặt vào, bác sĩ buộc phải thực hiện thêm kỹ thuật nâng xoang phối hợp với ghép xương trước khi tiến hành trồng răng mới.
Kỹ thuật nâng xoang được thực hiện bởi một trong hai cách, đó là nâng xoang kín hoặc nâng xoang hở. Trong đó, nâng xoang kín được áp dụng trong trường hợp thiếu ít xương, các bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ qua sóng hàm tại khu vực răng đã mất, sau đó đẩy bột xương vào từ từ, nâng xoang hàm lên. Còn đối với nâng xoang hở, bác sĩ mở nướu, làm lộ xương hàm, tạo ra một khoảng trống đi vào cùng xoang hàm, ghép xương nhân tạo hoặc xương tự nhiên. Sau khi đã bổ sung lượng xương vừa đủ, khoảng trống ban đầu được khâu lại và chờ cho vết thương hồi phục có thể tiến hành cấy ghép Implant.
>> ĐỂ CHUẨN BỊ TÀI CHÍNH ĐI TRỒNG RĂNG BẠN HÃY THAM KHẢO GIÁ TRỒNG RĂNG IMPLANT HIỆN NAY
Mất răng và hậu quả của mất răng lâu ngày đều được trình bày rõ ràng và cụ thể ở bài viết này. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất răng do bất kỳ nguyên nhân nào hoặc đã mất răng lâu năm, hãy đến với Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn và điều trị kịp thời để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như toàn bộ cơ thể.
Bài viết liên quan:
- Viêm nha chu nặng làm mất răng
- Bệnh nha chu không chỉ gây mất răng
- Mất răng cấm có ảnh hưởng sức khỏe không
- Mất răng cửa và cách khắc phục hoàn hảo
- Mất răng hàm số 6 7 và cách khắc phục hiệu quả