Nâng khớp cắn trong niềng răng là gì?

Lượt xem: 1173
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Nâng khớp cắn là cách can thiệp vào xương hàm để chỉnh hàm cân đối giúp cho quá trình niềng răng diễn ra dễ dàng, giảm bớt áp lực của răng hàm. Nâng khớp cắn thường được áp dụng cho các trường hợp niềng răng mắc cài hoặc các sai lệch khớp cắn đặc biệt là khớp cắn sâu, khớp cắn ngược/ chéo. Vậy nâng khớp cắn trong niềng răng là gì? và  được thực hiện bằng cách nào? hãy cùng Nha sĩ của Nha Khoa Đăng Lưu tìm hiểu trong bài viết này nha.

Nâng khớp cắn trong niềng răng là gì?

Với sự hình thành và phát triển quá mức của cấu trúc xương hàm  khiến khớp cắn không được đồng nhất gây nên tình trạng sai lệch khớp cắn gây ảnh hưởng rất lớn thẩm mỹ khuôn mặt, chức năng ăn nhai cũng như cách phát âm.

Nâng khớp cắn là kỹ thuật sử dụng một số loại khí cụ đặc biệt như hàm nâng khớp chuyên dụng hoặc cục nâng khớp gắn vào một số vị trí như răng hàm, mặt sau răng cửa nhằm đưa khoảng cách giữa hàm trên và hàm dưới về vị trí của một khớp cắn chuẩn

Nâng khớp cắn trong niềng răng là gì? 1
Nâng khớp cắn trong niềng răng là gì? *

Thời gian nâng khớp cắn trong niềng răng được thực hiện trong khoảng từ 3 – 12 tháng tùy thuộc mức độ sai lệch khớp cắn của mỗi người. Tuy nhiên, nâng khớp được tiến hành song song với quá trình niềng răng, thế nên bạn sẽ không mất thêm thời gian cho công đoạn này.

Khi tiến hành nâng khớp cắn có thể sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho răng miệng. Bạn sẽ cảm thấy mỏi hàm khi ăn nhai nhưng khi khớp cắn được cân chỉnh lại thì mọi thứ trở nên bình thường.

Các kỹ thuật để nâng khớp cắn hiệu quả

Dựa vào tình trạng răng cụ thể của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những chẩn đoán và quyết định kỹ thuật nâng khớp cắn khác nhau. Hiện nay có hai kiểu nâng khớp chính thường được các bác sĩ áp dụng: 

Nâng khớp bằng cục nâng khớp cắn

Nếu nâng khớp cắn bằng máng được sử dụng trên răng hàm thì kỹ thuật này sẽ được gắn vào mặt sau của nhóm răng cửa. Cục nâng khớp cắn sẽ là một mẩu nhựa, cao su hoặc kim loại nhỏ hình tam giác chúng sẽ có tác dụng ngăn không cho răng cửa ở hàm dưới trồi lên quá cao.

Kỹ thuật này sẽ chủ yếu được sử dụng đối với những người bị khớp cắn sâu và trong một vài trường hợp người bệnh bị cắn sâu quá nặng thì những cục nâng khớp cắn này sẽ được chuyển qua nhóm răng nanh để tránh va chạm quá mạnh.

Nâng khớp cắn trong niềng răng là gì? 2
Nâng khớp cắn bằng cục nâng *

Lưu ý rằng tất cả các cách nâng khớp cắn trên đây đều sẽ được thực hiện đồng thời với quá trình gắn mắc cài hoặc đeo khay niềng trong suốt. Với khách hàng sử dụng khay trong suốt thì phía hãng sản xuất sẽ tích hợp luôn các cục nâng khớp này vào sản phẩm của họ.

Nâng khớp bằng máng

Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng một loại dung dịch đặc biệt để bơm lên trên hai chiếc răng hàm, sau đó thực hiện đông cứng lại bằng đèn laser.

Nâng khớp cắn trong niềng răng là gì? 3
Nâng khớp cắn bằng máng *

Việc này sẽ tạo ra  một lớp đệm giống như một chiếc máng nâng khớp cắn ở giữa hai hàm. Khi người bệnh ngậm miệng hay ăn nhai sẽ không còn bị tình trạng răng hàm trên cắn quá sâu xuống hàm dưới nữa. Và sau một thời gian, khớp cắn sẽ dần trở về vị trí chuẩn.

Phương pháp này  chủ yếu áp dụng cho các trường hợp bị khớp cắn chéo.

Những lưu ý sau khi nâng khớp cắn

Để duy trì quá trình niềng răng đạt hiệu quả, những ngày đầu bạn nên dùng những thức ăn mềm như: cháo, sữa, thức ăn cắt nhỏ. Sau khoảng một tuần  bạn có thể ăn uống bình thường nhưng cần tránh những thực phẩm quá dai hoặc cứng. Đồng thời, việc chăm sóc răng miệng bạn cũng nên quan tâm nhiều hơn, Bạn nên sử dụng bàn chải nha khoa, bàn chải kẽ, kết hợp với nước súc miệng và máy tăm nước và tái khám theo lịch bác sĩ chỉ định của bác sĩ.

Nâng khớp cắn trong niềng răng là quy trình cần thiết giúp nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian chỉnh nha cho bệnh nhân bị lệch khớp cắn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào các bạn hãy đến ngay Nha Khoa Đăng Lưu để được bác sĩ tư vấn cụ thể nhé!

Bài viết liên quan: