Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Niềng răng hô hàm trên

Lượt xem: 9825
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New
Niềng răng hô hàm trên được thực hiện như thế nào? Sở hữu một hàm răng đẹp và khỏe mạnh là điều ai cũng mong muốn. Nhưng do một vài yếu tố khách quan như di truyền hoặc thói quen không tốt làm hàm răng bị mất cân đối, có dấu hiệu mọc chìa ra phía trước. Khiến cho người bệnh không tự tin và loay hoay tìm cách khắc phục.

Hàm răng trên bị hô khiến nhiều người phải tìm cách khắc phục bởi nó ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của cả gương mặt. Làm cho bệnh nhân tự ti, ngại ngùng mỗi khi nói chuyện, đánh mất nhiều cơ hội phát triển trong công việc.

niềng răng khắc phục hô răng
Niềng răng khắc phục hô răng*

Những đặc điểm của răng hô hàm trên

Răng hô hàm trên gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cá nhân, sự hài hòa của khuôn mặt và làm bạn mất tự tin trong cuộc sống. Chúng ta có thể nhận biết răng hô hay không dựa vào một số đặc điểm sau đây:

Răng bị chìa ra phía trước

Khi nói đến đặc điểm này thì hầu hết ai cũng đồng ý vì đây là đặc điểm phổ biến. Khi cười thì răng cửa bị chìa ra ngoài gây mất thẩm mỹ, trong một số trường hợp hô quá nhiều bệnh nhân không thể khép môi lại mặc dù đã thả lỏng cơ môi.

Cung hàm hẹp, nổi bật các răng cửa

Với các bệnh nhân cung hàm hẹp thì khi bị hô, hai răng cửa nổi bật hơn. Lúc này bác sĩ sẽ xem xét thật kỹ rồi mới đưa ra giải pháp phù hợp, niềng răng hô đạt hiệu quả tốt.

Những đặc điểm của răng hô hàm trên
Những đặc điểm của răng hô hàm trên*

Môi căng, hàm dưới lùi

Hàm dưới bị lùi vào trong, môi căng nhưng khi diễn tả tình trạng hô của mình thì không thể giải thích được. Trong trường hợp này bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ răng rồi niềng răng để khắc phục.

Niềng răng hô hàm trên như thế nào?

Thật ra quá trình điều chỉnh hàm hô hiệu quả và thành công nhất khi người bệnh nằm trong độ tuổi từ 12 - 15. Lúc này xương hàm đang phát triển, chưa đi vào ổn định nên dễ dàng khắc phục nhược điểm hô hàm trên. Qua độ tuổi này, xương hàm phát triển gần như hoàn thiện, bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể, phẫu thuật xương hàm, nhổ răng, niềng răng,... để giúp bệnh nhân có hàm răng đẹp.

Như vậy, dù bạn ở trong độ tuổi nào đi nữa vẫn có thể niềng răng hô hàm trên để giúp gương mặt hài hòa hơn. Bạn hãy đến phòng khám nha khoa uy tín, trao đổi với bác sĩ để biết với trường hợp răng miệng của bản thân sẽ trải qua điều trị chuyên sâu như thế nào nhé.

Thời gian niềng răng hô hàm trên

Thời gian cho một ca niềng răng hô hàm trên sẽ dao động từ 1,5 - 2,5 năm. Sự chênh lệch về thời gian đeo niềng này là do mỗi bệnh nhân có tình trạng hô răng khác nhau. Bác sĩ dựa vào tình hình thực tế và đưa ra phương án niềng răng thích hợp, từ đó bệnh nhân rút ngắn thời gian đeo niềng và sớm sở hữu hàm răng đều đẹp như ý muốn.

Niềng răng hô hàm trên như thế nào
Niềng răng hô hàm trên như thế nào?*

Kết quả của niềng răng hô hàm trên duy trì trong bao lâu?

Niềng răng khác với bọc răng sứ, kết quả của niềng răng sẽ duy trì vĩnh viễn mà bạn không cần phải điều chỉnh lại. Trừ trường hợp bạn thực hiện niềng răng tại cơ sở kém uy tín, phải niềng răng lại từ đầu. Bạn áp dụng phương pháp niềng răng hô phù hợp sẽ có hàm răng đều đẹp, khuôn mặt hài hòa, hai hàm cân xứng.

Phương pháp niềng răng cũng không xâm lấn hay gây mòn men răng của bạn. Nhờ vào lực tác động của khí cụ chỉnh nha mà những chiếc răng mọc không đúng vị trí, răng cửa chìa ra ngoài được kéo chỉnh về đúng chỗ.

Niềng răng kết hợp với phẫu thuật xương hàm

Những bệnh nhân được xác định hô hàm trên bởi hai nguyên nhân đó là hô do xương hàm và hô do răng mọc chìa ra ngoài phải thực hiện niềng răng kết hợp với phẫu thuật hàm hô. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu các bước chỉnh nha kết hợp với phẫu thuật để có một khuôn mặt hài hòa, hàm răng cân đối:

Bênh nhân muốn đi phẫu thuật hàm hô nhưng không biết chi phí cần bỏ ra là bao nhiêu hãy tham khảo bài viết: Phẫu thuật hàm hô móm giá bao nhiêu tiền?

Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang

Như đã nói, mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng hô răng khác nhau, vậy nên bác sĩ cần có thời gian thăm khám, xem xét mức độ hô răng hàm trên của từng người. Bệnh nhân đến phòng khám sẽ được kiểm tra răng miệng, yêu cầu chụp X-quang, bác sĩ dựa trên kết quả nhận được phân tích. Nếu bệnh nhân bị hô do cả xương hàm và răng thì sẽ tiến hành bước tiếp theo.

Bước 2: Làm xét nghiệm

Vì đây là ca phẫu thuật trực tiếp lên xương hàm nên bắt buộc người bệnh phải làm các xét nghiệm liên quan, đảm bảo có sức khỏe ổn định. Bệnh nhân không được mắc các bệnh như máu khó đông, tim mạch, bệnh nền nghiêm trọng khác,...

Niềng răng kết hợp với phẫu thuật xương hàm
Niềng răng kết hợp với phẫu thuật xương hàm*

Bước 3: Lấy số liệu liên quan đến cung hàm, mặt

Tiếp đến, bác sĩ dùng thiết bị y tế để đo độ nghiêng của cung hàm, xác định mức độ hô của bệnh nhân. Lấy dấu hàm, biết được mức độ cắn phủ, cắn sâu của hàm răng và kiểm tra kỹ lưỡng xương hàm của bệnh nhân.

Bước 4: Đưa ra phân tích cụ thể

Bác sĩ có chuyên môn sẽ xác định được mức độ phức tạp răng miệng của mỗi bệnh nhân. Sau đó đưa ra phân tích, kế hoạch điều trị cụ thể cho từng người, rồi giải thích để bệnh nhân hiểu. Bệnh nhân còn được xem kết quả điều trị nhờ vào phần mềm mô phỏng 3D tiên tiến.

Nếu như bệnh nhân đồng ý với phương án mà bác sĩ đưa ra cũng như đáp ứng đầy đủ tiêu chí về sức khỏe thì tiến hành phẫu thuật.

Bước 5: Vệ sinh răng miệng, gây tê

Trước hết bác sĩ vệ sinh khoang miệng bằng cách lấy sạch cao răng, mảng bám để vi khuẩn không có cơ hội phát tán, ảnh hưởng tới quá trình phẫu thuật của bạn. Tiếp đến, bác sĩ dùng một lượng thuốc gây tê vừa đủ để bệnh nhân cảm thấy thoải mái, không đau nhức khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.

Bước 6: Thực hiện phẫu thuật hàm hô trong phòng vô trùng

Bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao tác động lên xương hàm để khắc phục tình trạng hô hàm trên. Hiện nay, bác sĩ đa phần sẽ áp dụng kỹ thuật BSSO để cắt xương hàm, điều chỉnh nó thụt vào để giải quyết tình trạng hô hàm trên.

Bước 7: Hoàn thiện

Phẫu thuật hàm hô xong, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để bạn sử dụng giúp vết thương mau lành. Bên cạnh đó cũng dặn dò bạn cẩn thận hơn trong việc chăm sóc răng miệng sau khi phẫu thuật.

Khi xương hàm của bạn lành lại, tình trạng hô do xương được khắc phục, bác sĩ sẽ tiếp tục niềng răng để điều chỉnh nếu kết quả chưa được như ý muốn do các răng mọc lệch lạc, lộn xộn, không đúng vị trí.

Niềng răng hô hàm trên bằng phương pháp nào?

Có rất nhiều phương pháp chỉnh nha niềng răng được áp dụng phổ biến nhằm mang đến cho bạn một hàm răng đẹp. Trong đó có hai hình thức niềng răng cơ bản đó là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.

Niềng răng mắc cài

Với kỹ thuật niềng răng mắc cài thì hàm răng của bạn được đính mắc cài, dây cung, dựa vào lực kéo của khí cụ giúp hàm răng của bạn được cân chỉnh theo như mong muốn. So với niềng răng mắc cài kim loại thì niềng răng mắc cài sứ được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, do mắc cài có màu trắng ngà giống với màu răng tự nhiên. Tuy nhiên thì giá thành của mắc cài sứ lại cao hơn, khiến nhiều người băn khoăn khi đưa ra lựa chọn.

Bạn hãy đến phòng khám nha khoa, các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp niềng răng mắc cài phù hợp với tình trạng răng miệng cũng như điều kiện tài chính để bạn không còn lăn tăn suy nghĩ nữa.

Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ*

Niềng răng không mắc cài

Khác với phương pháp niềng răng truyền thống, kỹ thuật chỉnh nha này hoàn toàn không sử dụng mắc cài, dây cung mà được thay thế bằng khay niềng trong suốt. Có hai lựa chọn về niềng răng không mắc cài dành cho bạn đó là: Niềng răng 3D Clear và niềng răng Invisalign.

Nói về sự khác biệt của hai phương pháp này thì niềng răng 3D Clear có giá thành thấp hơn và được chế tạo ngay tại phòng Lab của nha khoa. Còn niềng răng Invisalign thì chi phí cao hơn bởi được thiết kế ở hãng Invisalign (Mỹ).

Dù bạn áp dụng kỹ thuật nào thì với niềng răng không mắc cài bạn sẽ có trải nghiệm tốt do khay niềng có thể tháo rời, đeo vào linh hoạt. Bệnh nhân được phép ăn những món mình thích và vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.

Niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài*

Bệnh nhân bị hô muốn đi niềng răng hãy tham khảo ngay bài viết: Chi phí niềng răng hô giá bao nhiêu?

Niềng răng hô hàm trên chăm sóc răng miệng như thế nào?

Bạn đang đeo khí cụ chỉnh nha nên việc chăm sóc răng miệng cần phải để ý hơn. Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ răng miệng mà bạn cần biết khi đang niềng răng hô:

  • Bạn vẫn phải đánh răng mỗi ngày 2 lần để loại bỏ những mảng bám dư thừa sau khi ăn. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn bàn chải có lông mềm, chải nhẹ nhàng tránh ảnh hưởng tới khí cụ đang hiện hữu trên răng. Nếu bạn niềng răng trong suốt hãy tháo khay niềng ra ngâm vào dung dịch chuyên dụng và vệ sinh sạch sẽ, sau đó đeo vào trở lại.
  • Thăm khám răng miệng định kỳ để bác sĩ kiểm tra mức độ dịch chuyển của răng và phát hiện nhanh những vấn đề không mong muốn sau đó khắc phục hiệu quả.
  • Có chế độ ăn uống phù hợp, tránh ăn thực phẩm quá cứng dai, cắn xé mạnh làm rơi tuột khí cụ.
  • Nếu cảm thấy khó chịu ở bất kỳ khu vực nào trong khoang miệng bạn hãy tới gặp bác sĩ nha khoa để khắc phục, không được tự xử lý tại nhà.

Niềng răng hô hàm trên và những vấn đề cần chú ý đã được bài viết chia sẻ cụ thể. Chúng tôi mong rằng với thông tin này bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp niềng răng hô và phẫu thuật hàm hô. Nha Khoa Đăng Lưu chúng tôi với đội ngũ bác sĩ nha khoa nhiều kinh nghiệm, tận tâm chuyên nghiệp, tốt nghiệp tại trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và từng đi tu nghiệp ở nước ngoài. Bên cạnh đó, phòng khám có trang thiết bị hiện đại, luôn cập nhật những kỹ thuật, phương pháp tiến tiến trên thế giới. Khi đến với chúng tôi, bạn sẽ được bác sĩ khám, tư vấn nhiệt tình để tìm ra những giải pháp hiệu quả và hướng điều trị phù hợp cho chính mình.

Bài viết liên quan:

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0315994789 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2021
Giấy phép khám bệnh số: 07990/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2021
Chính sách quyền riêng tư |Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm | Điều Khoản Và Điều Kiện
>> © 2023 Nha Nhoa Đăng Lưu giữ bản quyền nội dung trên website này <<

Sơ Đồ Trang

DMCA.com Protection Status