Sâu răng là một bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe răng miệng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị bệnh sẽ gây ra những hậu quả không ngờ tới. Tuy nhiên, việc phát hiện ra bệnh sớm để có biện pháp điều trị không dễ dàng lắm vì dấu hiệu nhận biết ở những giai đoạn đầu rất mờ nhạt. Và hầu như chúng ta đều có những nhận biết sai lầm về bệnh khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng. Đây là những quan niệm và sự thật về bệnh sâu răng giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn.
Nội dung bài viết
Quan niệm và sự thật về bệnh sâu răng
Đường là thứ gây sâu răng
Đây là quan niệm nhưng cũng gần như là sự thật. Sự thật là, acid được sản xuất bởi vi khuẩn trong miệng của bạn là nguyên nhân gây ra sâu răng. Bất kỳ loại bột đường nào bạn ăn cũng có thể bắt đầu quá trình đó. Trong đó bao gồm cả đường, gạo, khoai tây, bánh mì, trái cây và rau.
Axit là nguyên nhân gây sâu răng
Đây là sự thật. Các loại thực phẩm có tính axit có thể phá vỡ lớp vỏ bên ngoài của răng (men), làm yếu răng và làm cho răng dễ bị sâu. Các vi khuẩn gây sâu răng sản xuất ra axit. Thường xuyên ăn các thực phẩm có tính axit cả ngày (trong đó có nước trái cây và soda) có thể thúc đẩy quá trình đó. Vì vậy, nên tránh ăn các thực phẩm đó và thực hành chăm sóc răng miệng tốt.
Trẻ bị sâu răng nhiều hơn người lớn
Đây là quan niệm sai lầm. Nhờ vào florua trong nước máy chúng ta thực sự đã cắt giảm được một nửa tỷ lệ trẻ em tuổi đi học bị sâu răng trong 20 năm qua. Mặt khác, bệnh sâu răng ở người cao tuổi đang gia tăng, do các loại thuốc làm khô miệng. Chúng làm giảm lượng nước bọt được tiết ra để bảo vệ răng.
Ngậm thuốc aspirin cạnh răng sẽ giúp giảm đau răng
Chuyện hoang đường. Bạn phải nuốt aspirin để giảm bớt cơn đau của bạn. Do aspirin có tính axit, nên nó có thể đốt cháy mô nướu của bạn và gây áp xe đau đớn nếu bạn ngậm nó cạnh một chiếc răng.
Tất cả các chỗ trám răng cần được thay thế
Chuyện hoang đường. Vết trám tất nhiên là có tuổi thọ nhưng nó còn phụ thuộc vào những thứ khác chẳng hạn như vệ sinh răng miệng.
Nếu bạn duy trì tốt thói quen vệ sinh răng miệng của mình, bạn sẽ ít có khả năng gặp phải vấn đề, và các vết trám của bạn có thể được duy trì lâu hơn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Đăng Lưu để được giải đáp nhé!
Bài viết liên quan:
- Chăm sóc răng miệng để phòng ngừa sâu răng
- Bị sâu răng trong khi niềng răng phải làm sao
- Sử dụng fluor chống sâu răng
- Nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ em
- Sâu răng nên ăn chất gì