Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh độ bền trám răng Composite hay thời gian sử dụng của răng trám Composite trong miệng được bao lâu? Và hầu như tất cả bệnh nhân khi có nhu cầu trám răng bằng vật liệu Composite đều có chung những thắc mắc này. Sau đây, bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về phương pháp phục hình này.
Nội dung bài viết
Thời gian sử dụng của răng trám Composite là bao lâu?
Không thể chắc chắn được thời gian sử dụng của răng trám Composite là được bao lâu? Theo bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu, miếng trám có thể tồn tại được 3 năm hoặc 5 năm cũng có thể nhiều hơn nữa nếu bệnh nhân biết cách chăm sóc và bảo dưỡng vết trám sau khi điều trị. Dưới đây là những yếu tố quyết định sự tồn tại của miếng trám Composite trong khoang miệng:
Yếu tố thứ nhất: Đặc tính của Composite
Mặc dù độ cứng và độ chịu nhiệt, chịu mòn của vật liệu Composite cũng khá tương đối, thế nhưng so với các vật liệu trám răng khác thì nó còn thua khá xa. Vì thế, khi ăn nhai nếu bệnh nhân sử dụng quá nhiều lực trên vết trám thì vết trám sẽ có nguy cơ bị bung lở ra khỏi vị trí trám.
Khi bị kích thích bởi nhiệt độ đột ngột thì vết trám cũng rất dễ bị bong tróc vì chất liệu không có khả năng kháng nhiệt. Đặc biệt, loại vật liệu này ít có khả năng chống mòn cho nên sau một thời gian dài sử dụng có thể nó sẽ bị mòn dần do tác dụng của Axit trong nước bọt và axit có trong thức ăn hàng ngày.
Bởi vậy mà nói, so với các loại vật liệu trám khác thì độ bền sử dụng của vật liệu Composite không cao. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những ưu điểm vốn có của chất liệu hàn trám này.
Composite đặc biệt thẩm mỹ do màu sắc tự nhiên như màu răng thật, thế nên sau khi trám răng kết thúc, bệnh nhân sẽ có ngay hàm răng đều đẹp và thẩm mỹ. Vì vậy, bạn có thể thỏa sức nói cười mà không lo ngại người đối diện nhân ra vết trám tồn tại trên răng.
Yếu tố thứ hai: Quy trình trám răng
Quy trình điều trám răng không mất nhiều thời gian, chỉ một lần hẹn là bạn đã hoàn thành ca trám răng để phục hình răng sâu, răng sứt mẻ, răng mòn men,...Thế nhưng, nếu các bước hàm trám không được tiến hành một cách khéo léo theo đúng kỹ thuật thì miếng trám sẽ nhanh chóng bị bong tróc và không khít với vùng điều trị.
Yếu tố thứ ba: Chế độ chăm sóc răng
Sau khi hàn trám răng, chúng ta cần thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng cẩn thận để duy trì độ bền của miếng trám:
Chải răng bằng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn hại đến vùng trám.
Súc miệng sạch sẽ để tiêu diệt vi khuẩn.
Hạn chế ăn đồ dai cứng và cần dùng lực nhiều.
Không nên cắn xé thức ăn bằng răng mới trám.
Không nên ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền chắc của miếng trám răng Composite. Do vậy, thời gian sử dụng của răng trám Composite bao lâu không thể xác định chính xác.
Khi nào nên trám răng?
Trám răng là một trong những phương pháp phục hình răng được sử dụng phổ biến hiện nay. Và những trường hợp có thể áp dụng kỹ thuật này đó là:
Răng bị sâu.
Răng bị sứt mẻ.
Răng bị mòn men.
Răng bị thưa kẽ.
Theo bác sĩ phục hình Nha Khoa Đăng Lưu, trám răng chỉ phù hợp với những tình trạng răng bị tổn thương nhẹ, còn nếu răng sâu, răng sứt mẻ, răng thưa nặng thì nên sử dụng giải pháp bọc sứ. Với mão sứ chắc chắn được thiết kế sát khít với răng sẽ khôi phục độ bền và thẩm mỹ của răng hoàn hảo.
Thời gian sử dụng của răng trám Composite không lâu dài như răng bọc sứ, thế nên các bạn hãy cân nhắc kỹ càng và tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được giải pháp phục hình tốt nhất nhé!
Bài viết liên quan:
- Trám răng Composite có những ưu điểm gì
- Nên trám răng hay bọc răng sứ
- Có nên trám răng bằng composite không
- Các loại vật liệu phục vụ phẫu thuật trám răng
- Ưu điểm bọc răng sứ so với trám răng là gì