Mọc răng khôn có ý nghĩa gì? Có nên nhổ răng khôn hay không? Là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân khi đến với Nha Khoa Đăng Lưu. Vì mọc răng khôn được xem là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi nó mang lại cảm giác đau nhức, khó chịu, thậm chí sốt cao, cơ thể không sinh hoạt như bình thường được.
Răng khôn mọc sau khi 28 chiếc răng vĩnh viễn đã hoàn chỉnh và hoạt động ổn định trên hàm. Do đó, răng khôn thường mọc với hình dáng bất thường, kéo theo các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn bộ cơ thể. Nếu bạn đang tìm hiểu về chủ đề răng khôn có ý nghĩa gì, hãy đọc hết bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin nhé.
Nội dung bài viết
Mọc răng khôn có ý nghĩa gì không?
Răng khôn thường mọc vào khoảng 18-25 tuổi, khi những chiếc răng khác đã cứng chắc. Do đó, răng khôn mọc mang theo hàm ý bạn đã đủ tuổi trưởng thành, khôn lớn và đủ nhận thức.
Trong trường hợp bệnh nhân bị mất răng số 7 vì một số lý do nào đó, răng khôn mang ý nghĩa thay thế. Lúc này, răng khôn mọc có thể thực hiện toàn bộ chức năng của răng số 7 từ việc ăn nhai đến bảo vệ xương hàm. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ chiếm số ít, còn lại đa số không có quá nhiều ý nghĩa về mặt thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai hằng ngày.
Nếu mọc đủ, mỗi người sẽ có 4 chiếc răng khôn nằm đối xứng nhau trên 2 cung hàm và ở vị trí cuối cùng, liền kề răng số 7. Nhưng không phải răng khôn của ai cũng mọc đủ và mọc đúng, thậm chí nhiều trường hợp không mọc răng khôn. Quá trình mọc răng khôn kéo theo các vấn đề răng miệng từ đơn giản đến phức tạp, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu và không thể sinh hoạt, cụ thể như:
Sưng lợi
Nướu bị viêm sưng là một trong những triệu chứng đầu tiên mà bệnh nhân có thể cảm nhận khi mọc răng khôn. Bởi răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng, thường không đủ chỗ nên sẽ có xu hướng chen lấn với răng số 7, khó trồi lên được, khiến vùng lợi bị viêm, sưng, đỏ và cứng. Sưng lợi sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức, khó ăn nhai và có cảm giác đau họng.
Đau nhức, khó chịu
Khi mọc răng khôn, bệnh nhân không chỉ cảm thấy đau nhức ngay tại vị trí răng mà còn lan rộng ra các vùng lân cận, thậm chí là toàn hàm và họng. Ngoài ra, những dấu hiệu như hôi miệng, chảy máu chân răng, đau đầu cũng sẽ xuất hiện. Nếu sau thời gian dài chân răng vẫn chưa xuất hiện thì rất có thể đây là trường hợp răng khôn mọc ngầm, bị lợi trùm.
Sưng má
Tất cả các trường hợp răng khôn mọc dù ở tư thế nào, hàm trên hay dưới đều có nguy cơ làm sưng vùng má cùng phía. Cũng chính vì không đủ chỗ để vươn lên nên răng khôn thường mọc đâm về trước hoặc đâm về sau, dẫn đến tình trạng viêm sưng nướu, đồng thời vùng má cùng phía cũng sưng đau. Tình trạng này khiến bệnh nhân khó khăn trong quá trình ăn uống, giao tiếp và mất thẩm mỹ gương mặt.
>> BẠN ĐANG BĂN KHOĂN VỀ VẤN ĐỀ NHỔ RĂNG KHÔN HÃY TÌM HIỂU ĐỊA CHỈ NHỔ RĂNG KHÔN UY TÍN
Sốt và nổi hạch
Do nướu bị viêm sưng trong quá trình răng khôn mọc nên cơ thể thường phản ứng lại bằng hiện tượng sốt, có thể nặng hoặc nhẹ tùy vào cơ địa mỗi người. Ngoài ra, nếu cơn đau diễn ra dữ dội và kéo dài, việc nổi hạch cũng không thể tránh khỏi.
Mưng mủ chân răng
Mọc răng khôn khiến cho phần mô mềm ở chân răng bị tổn thương, trong môi trường khoang miệng nhiều axit và vi khuẩn, vết thương dễ bị nhiễm trùng dẫn đến mưng mủ. Trường hợp chân răng xuất hiện bọng mủ và máu bên trong là khá nguy hiểm, kèm theo đó hơi thở của bệnh nhân sẽ có mùi hôi. Do đó, bạn nên chú ý kịp thời đến nha khoa để được điều trị.
Nên làm gì khi mọc răng khôn?
Khi gặp phải một trong các trường hợp nêu trên, tức răng khôn của bạn đang mọc. Dưới đây là một số cách giúp bạn giảm cảm giác đau nhức, khó chịu khi mọc răng khôn, bất kể ở hàm dưới hay hàm trên:
- Chườm lạnh trực tiếp bằng đá viên hoặc sử dụng gạc mát, khăn lạnh để chườm vào phần nướu khoảng 15-30 phút. Lưu ý, các vật dụng dùng chườm trực tiếp vào vết thương đều phải sạch, tránh gây nhiễm trùng khiến nướu bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, đều đặn với thao tác nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn, thức ăn thừa. Bạn nên sử dụng bàn chải có độ mềm mỏng và chỉ nha khoa để vệ sinh, tránh làm tổn thương vùng nướu đang sưng viêm.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, hợp lý, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không nên sử dụng thực phẩm quá cứng, dai khi đang mọc răng khôn. Chú ý bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều vitamin để kháng viêm tốt hơn.
- Nếu cơn đau kéo dài và ngày càng tăng mạnh thì bạn nên đến nha khoa hoặc trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị. Lưu ý, bệnh nhân nên xem xét và lựa chọn các địa điểm nha khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn.
Không mọc răng khôn có sao không?
Mọc răng khôn có ý nghĩa gì và không mọc răng khôn có sao không? Nếu bạn chỉ có 28 chiếc răng thay vì 32 chiếc thì vẫn bình thường, không phải vấn đề sức khỏe gì nghiêm trọng. Vì trên thực tế, răng khôn không mang lại quá nhiều ý nghĩa về mặt chức năng và thẩm mỹ.
Do đó, việc bạn không mọc răng khôn hoặc răng khôn mọc không đủ 4 chiếc là điều bình thường. Tuy nhiên, vì răng khôn mọc ở cuối hàm và vào thời điểm các răng khác đã trưởng thành nên dễ dàng nhầm lẫn với bệnh lý của răng số 7.
Vì vậy, khi gặp các dấu hiệu như viêm nướu, sưng mủ, sốt… ở vị trí răng số 8 và quanh vùng răng số 7, bạn nên thăm khám để tìm hiểu rõ có phải răng khôn mọc hay không. Từ đó có các biện pháp nhằm giảm đau và điều trị kịp thời, tránh biến chứng không đáng có.
Tóm lại, không mọc răng khôn là điều bình thường, không nguy hiểm hay gây hại gì cho sức khỏe của bạn. Vì dù không có răng khôn, bạn vẫn có thể đảm bảo chức năng nhai của hàm diễn ra tốt. Điều bạn cần làm là thực hiện vệ sinh đúng cách và chăm sóc tốt cho sức khỏe răng miệng, đảm bảo các răng còn lại hoạt động tốt, không mắc phải bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu…
>> BỆNH NHÂN MUỐN BIẾT GIÁ NHỔ RĂNG KHÔN HÃY ĐỌC BÀI VIẾT: CHI PHÍ NHỔ RĂNG KHÔN HIỆN NAY
Các dáng răng khôn mọc lệch phổ biến
Theo thống kê, hơn 85% răng khôn khi mọc đều mang hình dáng cũng như hướng mọc bất thường hay còn gọi là răng khôn mọc lệch. Dưới đây là 4 dáng răng khôn phổ biến, thường gặp:
Răng khôn mọc lệch hướng gần
Đây là loại hay gặp nhất, lúc này răng bị nghiêng về trước, chóp răng đẩy vào răng số 7. Tình trạng này gây hại nhiều hay ít tùy thuộc vào góc lệch mà răng tạo ra so với xương hàm. Kiểu răng khôn này thường dẫn đến tình trạng răng mọc một phần và tác động lực đẩy khiến răng số 7 bị đau nhức, lung lay…
Răng khôn mọc ngầm
Trong trường hợp này, răng khôn có thể mọc thẳng đứng, đúng vị trí và đủ chỗ nhưng lớp mô nướu bên trên lại quá dày khiến răng không thể ngoi lên được. Tình trạng này diễn ra khiến nướu liên tục bị sưng, ửng đỏ và sờ có cảm giác cứng, bệnh nhân có thể bị sốt hay sưng má, nổi hạch.
Răng khôn mọc nghiêng xa
Ngược lại với dáng răng khôn mọc lệch gần, răng khôn mọc nghiêng xa có chiều đâm vào phía sau của miệng (phía họng). Thùy thuộc vào mức độ nghiêng mà tình trạng đau nhức sẽ nhiều hay ít. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ có cảm giác họng bị đau, viêm sưng nướu và má…
Răng mọc nằm ngang
Răng khôn mọc lệch 90 độ hay nằm ngang là trường hợp tệ nhất và gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân như đau nhức, xô lệch răng, viêm sưng kéo dài.... Trường hợp này không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bệnh nhân cần chụp X-quang để xác định tình trạng răng. Theo đó, việc loại bỏ cũng khó khăn hơn và cần bác sĩ có tay nghề cao.
Có nên nhổ răng khôn hay không?
Hầu hết các trường hợp răng khôn mọc đều đem đến sự khó chịu, đau nhức, cản trở quá trình ăn nhai và thẩm mỹ cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghĩ mọc răng khôn có ý nghĩa gì đó, nên băn khoăn không biết có nên nhổ bỏ hay không. Dưới đây là một số trường hợp nên và không nên nhổ răng khôn.
Những trường hợp răng khôn cần nhổ
- Răng khôn mọc kéo theo các biến chứng như viêm sưng, đau nhức, u nang, áp xe chân răng, viêm nha chu, mưng mủ… lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
- Tuy chưa gây ra các biến chứng nhưng răng khôn mọc lên tạo khe hở với răng số 7, khiến thức ăn dễ bị kẹt lại, tạo môi trường cho vi khuẩn tích tụ và sinh trưởng. Điều này mang đến nhiều nguy cơ dẫn đến các bệnh lý răng miệng khác, ảnh hưởng cho toàn hàm.
- Răng khôn đã mọc chỉnh chu, không gây biến chứng nhưng răng khôn ở hàm đối diện lại không mọc. Trường hợp này rất phổ biến, lúc này răng khôn đã mọc không tìm thấy răng đối diện để tương tác nhai nên có xu hướng mọc dài ra, dẫn đến làm tổn thương nướu hàm đối diện và xô lệch răng bên cạnh.
- Răng khôn mọc nghiêng, lệch, nằm ngang… làm ảnh hưởng răng bên cạnh gây lệch khớp cắn, phá hủy cấu trúc hàm.
- Răng khôn mắc các bệnh lý như bệnh sâu răng, viêm nha chu…
- Bệnh nhân cần chỉnh nha như niềng răng có thể phải nhổ răng khôn để tạo khoảng trống cho các răng khác di chuyển.
Trường hợp không nên nhổ răng khôn
- Răng khôn đã mọc đúng vị trí, ngay hàng thẳng lối, cứng cáp và hoàn chỉnh, không gây biến chứng cho các răng khác.
- Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch, máu khó đông, tiểu đường…
- Răng khôn mọc cận kề, có mối liên hệ trực tiếp với cấu trúc xoang hàm, dây thần kinh.
Mọc răng khôn có ý nghĩa gì thật sự không quan trọng bằng việc nó mang lại những biến chứng nghiêm trọng nào cho răng miệng và sức khỏe của bạn. Vì vậy, ngay khi phát hiện mọc răng khôn, bạn nên chú ý chăm sóc răng miệng kỹ và thăm khám định kỳ để theo dõi hướng mọc của răng. Nhờ đó kịp thời điều trị và có hướng giải quyết sớm, tránh các hậu quả không đáng có. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào về chiếc răng khôn, hãy liên hệ với Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé.
Bài viết liên quan:
- Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không
- Nhổ răng khôn có khó không
- Răng khôn mọc lệch ra má phải làm sao
- Nhận biết dấu hiệu và triệu chứng mọc răng khôn ở người lớn
- Quy trình phẫu thuật răng khôn