Nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai

Theo dõi trên: Google New
Nghe đọc:
 
4.4/5 - (18 bình chọn)

Nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai là gì? Mòn mặt nhai là một hiện tượng tổn thương bề mặt răng, nó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng ăn nhai. Ai cũng có nguy cơ gặp phải vấn đề này tùy vào từng mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh, điều trị bệnh mòn mặt nhai bạn hãy cùng đọc thông tin mà Nha Khoa Đăng Lưu tổng hợp dưới đây.

Bệnh mòn mặt nhai xuất hiện do đâu? Không ai mong muốn mình bị tổn thương ở bề mặt răng, tuy nhiên căn bệnh này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do thói quen sinh hoạt hằng ngày không tốt, vệ sinh răng miệng sai cách.

Nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai là gì? 1
Nguyên nhân làm răng bị mòn mặt nhai*

Nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai

Như đã nói, có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai, bạn cần biết rõ lý do gây ra căn bệnh này để từ đó phòng tránh, ngăn chặn các tác động xấu đến hàm răng.

Nguyên nhân do axit lactic phá hủy men răng

Vẫn có nhiều người nghĩ hàm răng là một hệ thống vững chắc, không dễ gây ra tổn thương, nhưng điều này chưa đúng. Bởi cấu tạo của răng gồm nhiều lớp, trong đó lớp men răng ngoài cùng có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ cấu trúc bên trong. Tuy nhiên, men răng lại dễ bị tổn thương, rạn nứt, tạo thành các hố sâu, lâu dần thức ăn mắc lại sẽ gây hại đến cấu trúc răng.

Một lượng lớn axit lactic có trong thức ăn mà chúng ta nạp vào cơ thể hằng ngày sẽ sản sinh ra rất nhiều vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng tấn công trực tiếp vào bề mặt của răng, gây tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến mòn mặt nhai.

Thực phẩm ăn hằng ngày

Thói quen ăn uống các thực phẩm quá chua như chanh, cam, sữa chua,... mà không biết cách vệ sinh răng miệng. Sử dụng các loại đồ ăn quá nóng, thức uống chứa hàm lượng axit cao, nước khoáng, nước ngọt,... thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ khiến răng bị mòn mặt nhai.

Nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai là gì? 2
Hàm răng bị mòn mặt nhai*

Bệnh răng miệng

Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nhiễm cấp tính,... đều ảnh hưởng tới men răng. Vi khuẩn gây hại có trong khoang miệng, sau đó đục khoét thân răng, men răng. Men răng bị bào mỏng, bề mặt răng không còn đáp ứng chức năng vốn có.

Chăm sóc răng miệng sai cách

Muốn có hàm răng khỏe đẹp bạn cần phải biết cách chăm sóc răng miệng khoa học. Việc đánh răng sai kỹ thuật cũng là một trong các nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai. Hành động chà xát bàn chải lên răng theo phương ngang, lực tác động mạnh, lông bàn chải thô cứng cũng như sử dụng kem đánh răng có tính tẩy cao sẽ làm mòn men răng. Do đó, bạn cần phải vệ sinh răng miệng theo quy trình chuẩn, lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe răng miệng để bảo vệ hàm răng lâu dài.

Các thói quen xấu

Tình trạng mòn men răng xảy ra còn do bệnh nhân có những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, cắn móng tay, dùng răng mở nắp chai, cắn xé đồ ăn cứng dai,... Răng bị tác động mạnh khiến bề mặt bị mòn, cấu trúc răng cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Di truyền, yếu tố do cơ địa

Yếu tố di truyền cũng là lý do khiến hàm răng bị mòn mặt nhai. Dù chiếm phần trăm thấp, nhưng theo nghiên cứu những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này do cơ địa nền răng yếu sẵn, bị bào mòn, suy giảm chức năng răng.

Mòn mặt nhai ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe răng miệng?

Như đã nói, hàm răng có nhiều lớp, mỗi lớp đều đóng vai trò quan trọng, khi răng bị mòn mặt nhai sẽ gây ra nhiều bất tiện trong ăn uống cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai là gì? 3
Mòn mặt nhai ảnh hưởng tới sức khỏe*
  • Mất thẩm mỹ: Hàm răng bị ố vàng, xỉn màu, có các đốm đen mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới giao tiếp, đặc biệt là với những ai có tính chất công việc cần phải duy trì hoạt động ngoại giao thường xuyên.
  • Ê buốt răng: Mặt nhai đã bị tổn thương nên khi tiếp xúc với các thực phẩm nóng, lạnh, có tính axit cao thì răng sẽ bị ê buốt nghiêm trọng.
  • Tổn thương hàm răng: Khi men răng bị mòn sẽ không thể tái tạo lại được nữa, làm giảm khả năng nhai và nghiền thức ăn. Nếu như để lâu ngày cơ hàm phải hoạt động nhiều, dẫn đến quá sức cho phép gây tổn thương hàm răng.
  • Sâu răng: Lớp bảo vệ bị mất đi, ngà răng lộ rõ, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phá hủy răng, xuất hiện bệnh sâu răng, thậm chí viêm tủy và mất răng sớm.

Các cách phòng ngừa tình trạng mòn mặt nhai

Nắm rõ nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai để đưa ra biện pháp phòng tránh hiệu quả. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những cách phòng ngừa tình trạng mòn mặt nhai.

Vệ sinh răng miệng khoa học

Trước hết, bạn phải đánh răng đúng cách, tác dụng lực vừa phải, dùng bàn chải lông mềm và chải răng theo phương dọc. Thực hiện chải răng nhẹ nhàng nhưng đúng kỹ thuật, lông bàn chải len lỏi khắp ngóc ngách làm sạch hàm răng của bạn mà không khiến răng bị mòn mặt nhai.

Mỗi ngày chải răng 2 lần, mỗi lần tầm 2 phút và sử dụng thêm nước súc miệng để làm tăng khả năng diệt khuẩn. Chải răng lâu và nhiều lần mỗi ngày không phải là cách tốt để làm sạch răng mà còn phản tác dụng, gây ra nhiều bệnh răng miệng. Súc miệng sạch sẽ sau khi ăn những thực phẩm có tính axit cao, đừng để axit tồn đọng lại lâu trên bề mặt răng sẽ khiến hàm răng bị ăn mòn.

Hạn chế thức ăn ngọt và thực phẩm quá chua

Bạn cần hạn chế món ăn chứa nhiều đường và có tính axit cao. Đặc biệt, đồ ăn ngọt còn dẫn đến bệnh sâu răng, hôi miệng. Thay vào đó bạn nên ăn uống lành mạnh hơn để bảo vệ sức khỏe dài lâu.

Nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai là gì? 4
Phòng ngừa tình trạng mòn mặt nhai*

Loại bỏ các thói quen không tốt

Những ai có thói quen không tốt như nghiến răng, cắn móng tay trong vô thức phải loại bỏ ngay. Hàm răng của bạn tuy là tổ chức được cấu thành từ nhiều lớp nhưng cũng cần phải bảo vệ, tránh tác động mạnh từ bên ngoài. Bạn không dùng răng để cắn xé bao bì hay mở nắp chai, khi ngủ dùng máng bảo vệ răng nếu chưa trị khỏi bệnh nghiến răng.

Ăn uống khoa học, cung cấp khoáng chất cần thiết

Bạn ăn uống thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều vitamin, khoáng chất như canxi để tăng cường sức khỏe răng miệng, chống chọi lại các bệnh lý không mong muốn. Nhờ vậy mà phòng tránh được tình trạng mòn mặt nhai, bảo vệ hàm răng của bạn.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng mòn mặt nhai và phát hiện quá trễ bạn hãy chủ động đi khám răng miệng định kỳ ở các cơ sở nha khoa uy tín. Từ đó phát hiện sớm những thay đổi trên hàm răng và giải quyết kịp thời, tránh những ảnh hưởng không tốt về sau, duy trì sức khỏe răng miệng của bạn.

>> NGƯỜI NÀO BỊ BỆNH SÂU RĂNG HÃY TÌM HIỂU CÁCH ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG HIỆU QUẢ CAO

Cách điều trị mòn mặt nhai

Bạn đã biết cách phòng tránh cũng như nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai rồi. Nếu bạn lỡ mắc phải tình trạng này thì cũng đừng quá hoang mang, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các cách điều trị bệnh mòn mặt nhai.

Hiện nay, có nhiều phương pháp khắc phục tình trạng mòn mặt nhai bao gồm: Trám răng, dán sứ Veneer và bọc răng sứ. Tùy vào mức độ nặng, nhẹ khác nhau mà bác sĩ đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Trám răng

Trám răng là kỹ thuật đầu tiên được lựa chọn để khắc phục răng bị mòn mặt nhai. Có rất nhiều chất liệu sử dụng để trám răng, nhưng hầu hết bác sĩ đều khuyến cáo bệnh nhân nên trám răng bằng Composite để đạt được tính thẩm mỹ và độ bền chắc cao.

Trám răng là kỹ thuật dễ tiến hành, chi phí thấp và không làm tổn hại tới cấu trúc răng. Tuy nhiên giải pháp này không đem đến hiệu quả lâu dài, mảng trám dễ rơi ra, đổi màu trong quá trình ăn nhai và dễ bong tróc bất ngờ. Người bệnh cần đi trám răng nhiều lần để bảo vệ mặt nhai, tốn thời gian, công sức cũng như tiền bạc.

Nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai là gì? 5
Trám răng bằng composite*

Dán miếng sứ

Một phương pháp hiện đại hơn có thể khắc phục tình trạng mòn mặt nhai chính là dán miếng sứ mỏng lên bề mặt răng. Lựa chọn miếng dán sứ Veneer là quyết định đúng đắn trong trường hợp này bởi miếng sứ mỏng, không cần phải tác động lên răng quá nhiều, bảo vệ cấu trúc nguyên thủy của răng. Ngoài ra, miếng dán sứ có màu trắng ngà, nếu biết cách chăm sóc chúng sẽ bền vững và đảm bảo chức năng ăn nhai tốt.

Dù có nhiều ưu điểm trong việc phục hình răng và bảo vệ men răng. Nhưng chi phí dán sứ Veneer khá cao, bên cạnh đó, kỹ thuật này không phù hợp với những bệnh nhân có hàm răng bị xô lệch nhiều.

Nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai là gì? 6
Dán sứ veneer hiệu quả cao*

>> BẠN CÙNG TÌM HIỂU VỚI CHÚNG TÔI CHI PHÍ DÁN SỨ VENEER MỚI NHẤT

Bọc răng sứ

Hàm răng đã bị mòn mặt nhai thì không có khả năng tự khôi phục lại được nữa. Vì thế cần phải có một lớp bảo vệ bên ngoài vững chắc, không để vi khuẩn tấn công vào bề mặt răng và làm mòn men răng. Bọc răng sứ là phương pháp tốt, được đánh giá cao về sự bền vững. Mão sứ chế tác khít sát với răng thật, trùng với thân răng, bảo vệ ngà răng cũng như phần tủy bên trong.

Nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai là gì? 7
Bọc răng sứ cho hàm răng của bạn*

Bọc răng sứ cải thiện tình trạng mòn mặt nhai và hỗ trợ chức năng ăn nhai. Bởi men răng bị mòn, khi ăn uống sẽ gây ê buốt nặng. Bọc sứ tạo ra một hàm răng mới thẩm mỹ cao, ngăn chặn các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, chỉ những ai bị mòn mặt nhai nặng mới được chỉ định mài cùi răng và bọc sứ. Bởi một khi răng tự nhiên đã mài đi rồi không tự “hồi sinh” được nữa, phải có chế độ chăm sóc hàm răng sứ lâu dài để không phải tới nha khoa nhiều lần.

Nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai là gì đã được Nha Khoa Đăng Lưu giải đáp cụ thể ở phần trên. Bạn cần biết rõ lý do xuất hiện tình trạng răng bị mòn mặt nhai để có hướng phòng tránh hiệu quả. Bài viết cũng đã cung cấp thêm nhiều giải pháp để khắc phục bệnh mòn mặt nhai. Hàm răng không thể tự tái sinh thêm một lần nào nữa nếu đã thay răng vĩnh viễn. Vậy nên bạn hãy chủ động bảo vệ hàm răng của bản thân, đến Nha Khoa Đăng Lưu thăm khám định kỳ, tìm ra phương án điều trị răng bị mòn mặt nhai hiệu quả, nhanh chóng.

Bài viết này được đăng trong: Tin tức.

GIÚP BẠN TÌM LẠI NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, TỰ TIN
LÀ SỨ MỆNH HÀNG ĐẦU CỦA NHA KHOA ĐĂNG LƯU

Tự hào là hệ thống nha khoa uy tín hơn 20+ năm thành lập với hàng ngàn nụ cười được kiến tạo thành công.

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - DL