Răng khôn mọc ngầm có nên nhổ không? Nha sĩ giải đáp

Lượt xem: 4546
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Răng khôn mọc ngầm có nên nhổ không? Trường hợp nào nào nên nhổ răng khôn? Răng khôn có để lại biến chứng gì không?..rất nhiều những câu hỏi xoay quanh chiếc răng khôn hãy cùng bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu tìm hiểu.

Răng khôn là gì?

Răng khôn là chiếc răng cối thứ 3 thường mọc ở độ tuổi từ 18 - 26, răng khôn còn được gọi là răng số 8. Trên thực tế, răng khôn mọc ngầm hay răng khôn bị lợi trùm do nhiều nguyên nhân, có thể do răng khôn mọc trễ nên trên cung hàm không còn chổ để răng khôn có thể nhú lên nên đành tìm đường khác để mọc, có thể do các răng khác mọc lệch lạc nên răng khôn đành mọc ngầm dưới nướu.

Răng khôn là gì? Tìm hiểu
Răng khôn là gì? Tìm hiểu

Không phải ai cũng may mắn sở hữu một chiếc răng khôn mọc ngay hàng thẳng lối với các răng khác. Đa số các trường hợp mọc răng khôn đều làm cho khổ chủ cảm thấy đau đớn, khó chịu, gây sưng tại vị trí đang mọc, có khi lại hành sốt vài ngày và còn kèm theo những biến chứng về sức khỏe răng miệng về sau, chỉ khi chụp phim bạn mới phát hiện được sự hiện diện của răng khôn.

Các biến chứng của răng khôn?

Răng khôn biến chứng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của răng hàm của chúng ta, chẳng hạn như:

Làm ảnh hưởng đến răng bên cạnh

Khi răng khôn mọc lệch, ngầm sẽ làm ảnh hưởng đến răng 7 bên cạnh, gây khó vệ sinh, thức ăn hay bị nhét vào kẽ giữa 2 răng, gây ra tình trạng sâu răng. Tình trạng này để lâu dần, đến khi bệnh nhân cảm thấy ê nhức mới đi khám thì đã muộn, răng số 7 không giữ được nữa! Răng số 7 là răng giữ chức ăn ăn nhai quan trọng trên cung hàm.

Gây viêm quanh răng

Trường hợp này thường xảy ra với các răng khôn mọc dưới lợi, bị che phủ hết một phần  thân răng. Lúc này, vùng nướu sẽ bị viêm tấy, sưng đỏ, có thể làm sưng vùng má, làm bệnh nhân khó há miệng, ăn nhai, và có thể gây sốt đến vài ngày.

Răng khôn mọc ngầm có nên nhổ không? 2
Răng khôn mọc ngầm mọc lệch gây đau nhức*

Gây xô lệch các răng phía trước

Những chiếc răng khôn mọc ngầm có khả năng đẩy các răng phía trước, làm cho các răng phái trước bị mọc lệch, chen chúc.

Răng khôn mọc ngầm có nên nhổ không?

Răng khôn mọc ngầm phổ biến hơn trường hợp răng thường mọc ngầm. Và răng khôn dù mọc ngầm hay mọc thường đều gây đau đớn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta.

Bởi vậy hầu hết trường hợp răng khôn ngầm đều được nha sĩ khuyên nên nhổ bỏ. Đây là cách xử lý răng khôn mọc ngầm thích hợp và nhanh chóng.

Khi nhổ răng mọc ngầm trong xương hàm, bác sĩ sẽ thực hiện kết hợp thủ thuật nhổ răng và ghép xương luôn để tránh phải thực hiện tiểu phẫu thêm một lần nữa. Vậy tại sao khi nhổ răng mọc ngầm, chúng ta cần tiến hành ghép xương?

Sau khi nhổ răng thường sẽ để lại một hốc xương rỗng. Mặc dù, vẫn có khả năng xương tự bù lại, nhưng có nhiều trường hợp xương không tự bù lại. Khi đó, cần phải thực hiện tiểu phẫu lại để ghép xương tránh tình trạng xương rỗng rất dễ gãy nếu có va chạm mạnh.

Quá trình ghép xương thực hiện ngay sau khi nhổ răng giúp khôi phục lại hoàn chỉnh cấu tạo cho xương chỉ trong một lần tiểu phẫu nên giảm được chi phí và giảm đau đớn. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương ngay khi nhổ răng khôn mọc ngầm đối với tất cả bệnh nhân.

Răng khôn mọc ngầm có nên nhổ không? 3
Loại bỏ răng khôn mọc ngầm càng sớm càng tốt*

Với những biến chứng mà răng khôn có thể mang lại nên hầu hết các trường hợp răng khôn ngầm đều được Bác sĩ khuyên nên nhổ bỏ, đó là cách duy nhất để xử lý răng mọc ngầm. Việc nhổ răng khôn là một ca tiểu phẩu nhỏ, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ tại vị trí cần nhổ chứ không cần gây mê.

Nhổ răng khôn được thực hiện nhanh chóng dưới sự hỗ trợ của máy móc hiện đại. Hơn nữa, trước khi tiến hành nhổ răng khôn, Bác sĩ sẽ tiêm gây tê giúp giảm cảm giác đau nhức cho cho chúng ta, thế nên các bạn hãy yên tâm điều trị nhé!

Đến với Nha Khoa Đăng Lưu chúng tôi, việc nhổ bỏ răng khôn mọc ngầm sẽ được Bác sĩ tiến hành kỹ càng, Bệnh nhân sẽ được chụp phim kiểm tra xem tình trạng răng như thế nào, hướng răng mọc ra sao để Bác sĩ có những thao tác chính xác để lấy răng khôn ra một cách nhẹ nhàng mà không làm ảnh hưởng đến răng bên cạnh. 

Bài viết liên quan: