Vôi răng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng. Để tìm hiểu kỹ hơn về cao răng và sự hình thành cao răng, bạn có thể theo dõi các thông tin dưới đây để chủ động phòng ngừa cũng như điều trị cao răng hiệu quả.
Nội dung bài viết
Cao răng và sự hình thành cao răng
Cao răng được hình thành như thế nào? và tác hại của cao răng đối với sức khỏe răng hàm ra sao? Bác sĩ Nha khoa Đăng Lưu sẽ giúp bạn hiểu rõ từng vấn đề này ngay sau đây:
Cao răng là gì?
Cao răng là một chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm Canxi Carbonat và Phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi (còn gọi là vôi răng).

Cao răng có hai loại là cao răng thường (như đã mô tả ở trên) và cao răng huyết thanh (ở vùng viêm sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh).
Sự hình thành cao răng diễn ra như thế nào?
Sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng. Nếu màng này không được làm sạch, các vi khuẩn sẽ tích tụ và ngày càng dày lên, gọi là mảng bám. Theo một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 70% trọng lượng mảng bám là vi khuẩn, tức là trong 1mg mảng bám (bằng kích thước đầu tăm) sẽ chứa tới một tỉ vi khuẩn.
Khi mảng bám còn mềm, có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu, mảng bám vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm sẽ trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gọi là cao răng (vôi răng). Đến lúc này chỉ có nha sĩ với các dụng cụ chuyên dùng mới có thể làm sạch được chúng.

Bạn tốt nhất không nên đợi khi có cao răng mới đi lấy vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả. Bạn nên kiểm tra các mảng bám răng định kỳ 3 – 6 tháng / 1 lần.
Cao răng nguy hiểm như thế nào?
Hầu hết chúng ta đều đang chủ quan với cao răng bởi vì chưa lường trước được những nguy hiểm tiềm ẩn bao gồm: Bệnh viêm nướu, bệnh chảy máu chân răng, bệnh sâu răng và bệnh hôi miệng,…Những bệnh lý nguy hiểm này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả mất răng.
Chính vì sự nguy hiểm này mà bác sĩ nha khoa khuyên chúng ta nên đi cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần để phòng tránh các bệnh nha khoa nguy hiểm. Hơn thế nữa, loại bỏ cao răng sẽ giúp hàm răng trắng sáng và thẩm mỹ hơn rất nhiều.
Lấy cao răng có đau không?
Cao răng tồn tại ở 2 dạng là cao răng bao phủ quanh chân răng và cao răng ăn sâu dưới nướu. Đối với mỗi hình thái của cao, bác sĩ sẽ có những cách thức và dụng cụ chuyên dụng riêng để loại bỏ cao răng.

Quá trình lấy cao răng được tiến hành nhanh gọn, không xâm lấn và tác động đến thân răng hay mô mềm. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề lấy cao răng có đau không?
Ngăn ngừa cao răng hình thành ra sao?
Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa cao răng hình thành bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thực hiện chế độ vệ sinh khoa học:
Đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm
Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng sau khi ăn uống
Súc miệng bằng nước súc miệng chứa Flour
Không ăn vặt vào buổi tối
Hạn chế ăn đồ ngọt và đồ chứa phẩm màu
Quan trọng hơn, bạn cần đến nha khoa thăm khám thường xuyên để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Đây là cách giúp chúng ta phòng chống bệnh nha khoa tốt nhất.
Hi vọng rằng, sau khi hiểu rõ bản chất của cao răng và sự hình thành cao răng, các bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe răng miệng, nhất là tình trạng cao răng bao phủ chân răng.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN & ĐẶT LỊCH HẸN